Câu chuyện gạo ST25 bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu tại thị trường Mỹ. Điều này khiến nhiều người lo lắng chúng ta sẽ mất đi thương hiệu sản phẩm gạo ngon nhất thế giới. Một lần nữa, vấn đề làm thế nào để bảo vệ thương hiệu nông sản lại được đặt ra.
Mục Lục
Câu chuyện của gạo ST25 – loại gạo ngon nhất thế giới
ST25 là giống gạo Việt Nam ngon nhất thế giới năm 2019, do kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu và lai tạo. Đến năm 2020, gạo ST25 tiếp tục được đạt giải nhì trong cuộc thi gạo ngon này. Tuy nhiên, đã có 4 thị trường ngoài nước đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ. Sự việc này khiến nhiều người lo lắng gạo ST25 của Việt Nam sẽ đánh mất bản quyền thương hiệu.
Hiện các cơ quan chức năng đang phối hợp với tác giả để tiến hành bảo vệ bản quyền, chưa chắc chúng ta đã đánh mất thương hiệu. Nhưng câu chuyện này cho thấy việc định vị các thương hiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài chưa được chú trọng. Không chỉ có gạo, mà các mặt hàng khác, như: hồ tiêu, chè ….. khi xuất khẩu đến tay thị trường nước ngoài, phần lớn bị gắn nhãn nhập khẩu với tên gọi khác. Khiến người tiêu dùng không biết đó là sản phẩm đến từ Việt Nam hay nó được tạo ra như thế nào.
Theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ, hiện nay mới có khoảng hơn 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký nhãn hiệu bảo hộ sở hữu trí tuệ, và chủ yếu đăng ký tại Việt Nam, không được bảo hộ tại lãnh thổ nước khác. Việc này, đồng nghĩa với khả năng nhãn hiệu của ta bị đăng ký bởi một doanh nghiệp nước ngoài và họ trở thành chủ sở hữu độc quyền cùa nhãn hàng đó.
Vướng mắc nào còn tồn đọng trong ngành nông sản Việt
Chương trình “Thương hiệu quốc gia” được tổ chức vào năm 2003, tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam còn khá thờ ơ. Có đến 80% doanh nghiệp Việt chỉ chi 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thiết lập tiêu chuẩn vùng trồng theo tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Tuy nhiên khó khăn gặp phải là làm sao để cho ra những sản phẩm đạt được tiêu chuẩn đó. Vì có rất nhiều các sản phẩm nông sản khác nhau: Hạt tiêu, hạt điều, gao.. hay các sản phẩm sấy khô, sấy dẻo. Mỗi sản phẩm lại có một tiêu chuẩn khác nhau.
Gạo ST25 đại diện cho Việt Nam lần đầu tiên giành được thứ hạng cao nhất trên thế giới. Đây là cơ hội vàng để xây dựng thương hiệu gạo cho Việt Nam. Thái Lan từ lâu đã xây dựng chuẩn mực cho gạo thơm quốc gia và các chuẩn mực này đã được nâng lên 3 lần trong 20 năm qua.
Giải pháp khắc phục trong thời điểm hiện nay
Giải pháp hỗ trợ đó là áp dụng khoa học – kỹ thuật, các trang thiết bị hiện đại trong cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình bằng những kỹ năng riêng theo những quy chuẩn nhà nước đã ban hành và nếu phù hợp, nhà nước cho phép mang thương hiệu quốc gia.
Đối với ngành gạo, Nhà nước Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về xây dựng và quản lý thương hiệu gạo thơm nên chúng ta cần xúc tiến nhanh, tránh việc tự phát, hiểu sai, làm sai dần dần trở thành khó sửa và mất đi cơ hội bứt phá khỏi nhóm gạo giá rẻ.
Điều cần làm ngay lúc này là các Cơ quan chức năng, doanh nghiệp, ngành hàng chọn ra các sản phẩm xuất khẩu thương hiệu tốt để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trên các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Đây cũng là giải pháp xúc tiến thương mại, bảo vệ thương hiệu nông sản Việt một cách hiệu quả.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ORGEN
Văn phòng Hà Nội : 5/299 Tây Sơn,Đống Đa, Hà Nội
Thông tin chi tiết sản phẩm máy sấy lạnh SASAKI: Tại đây
Liên hệ hỗ trợ 100% chi phí sấy mẫu nông sản qua:
- Hotline: 0968 723 079
- Email: sales@sasaki.com.vn
- Website: https://sasaki.com.vn/
Bài viết liên quan
Cách làm vải sấy dẻo bằng công nghệ sấy lạnh độc quyền
Th5
SASAKI – MÁY SẤY “XANH” VÌ MÔI TRƯỜNG TRONG LÀNH
Th5
SASAKI tại triển lãm quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam 2023
Th4