Cách sấy mộc nhĩ khô và các món ăn chế biến từ mộc nhĩ

Mộc nhĩ khô là loại thực phẩm thuộc họ nhà nấm, xuất hiện nhiều trong ẩm thực của Việt Nam. Nhờ hương vị ngọt nhẹ cùng kết cấu giòn sựt, mộc nhĩ được sử dụng thường xuyên cho các món ăn thường ngày tới mâm cỗ cầu kỳ. Đặc biệt,để kéo dài thời gian sử dụng của mộc nhĩ, người ta đã sử dụng phương pháp sấy khô hiện đại..

Lợi ích của nấm mộc nhĩ khô 

Mộc nhĩ còn có tên gọi khác là nấm mèo, nấm tai mèo. Chúng phát triển mạnh ở môi trường ẩm thấp, từ những thân cây hoặc gỗ mục. Trong nấm mèo có nhiều dưỡng chất và đã được công nhận mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người.

 mộc nhĩ khô
Trong mộc nhĩ có nhiều dưỡng chất và đã được công nhận mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người (Ảnh sưu tầm)

Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ

Mộc nhĩ chứa một lượng lớn dưỡng chất quan trọng, bao gồm:

  • Chất xơ
  • Chất béo
  • Phốt pho
  • Carotene
  • Canxi
  • Đường
  • Sắt.

Công dụng và lợi ích sức khỏe của mộc nhĩ

  • Chống oxy hóa: Các hợp chất chống oxy hóa có trong nấm sẽ giúp cơ thể hạn chế stress oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm hoặc mắc các loại bệnh lý khác.
  • Tốt cho đường ruột và hệ miễn dịch: Prebiotics dạng beta glucan ở trong nấm là một loại chất xơ, cung cấp vi sinh vật tốt cho đường ruột và làm gia tăng tỷ lệ lợi khuẩn. Trong đó, hệ miễn dịch có liên quan chặt chẽ với hệ vi sinh. Vì vậy, khi được bổ sung vi sinh có lợi, cơ thể cũng có phản ứng mạnh mẽ hơn để chống lại các mầm bệnh.
  • Giảm cholesterol trong máu: Chất polyphenol trong nấm mèo khô làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Thúc đẩy hoạt động của não bộ: Nấm có khả năng ức chế sự hoạt động của beta secretase. Đây là enzym khiến protein amyloid beta thoát ra ngoài, có độc cho não bộ. 

Với những lợi ích như trên, mộc nhĩ khô đã được tận dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc từ nhiều năm về trước, và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Đặc biệt, trong các phương thuốc giúp kháng khuẩn và tăng cường sức miễn dịch, nấm tai mèo là thành phần không thể thiếu.

Tuy có nhiều công dụng nhưng mộc nhĩ tươi sau khi hái chỉ bảo quản được trong 3 – 5 ngày (trong điều kiện tốt). Nếu bị nhiễm khuẩn, mộc nhĩ sẽ phản tác dụng, trở thành thực phẩm có tính độc cho con người. Do vậy, sấy khô mộc nhĩ là phương pháp tối ưu nhất hiện nay.

Hướng dẫn cách làm mộc nhĩ khô bằng máy sấy lạnh

Máy sấy lạnh có đặc điểm là làm khô thực phẩm ở nhiệt độ thấp (dưới 70 độ C), độ ẩm chỉ khoảng 10 – 30%. Chúng thường được dùng cho quy mô công nghiệp, phục vụ mục đích kinh doanh hay sản xuất số lượng lớn. 

Cách sấy mộc nhĩ bằng máy sấy lạnh:

  • Cắt bỏ phần chân nấm cứng, chỉ để lại phần tai nấm có thể ăn được; rửa sạch bụi bẩn, tạp chất và để khô
  • Xếp mộc nhĩ vào khay sấy, tránh để thành nhiều lớp trong một khay hoặc bị xếp chồng lên nhau
  • Cài đặt chế độ cho máy sấy: Nhiệt độ từ 35 – 60 độ C (nhiệt độ càng thấp sẽ càng giữ được nhiều dưỡng chất); thời gian sấy có thể kéo dài trong vài giờ, tùy thuộc vào nhiệt độ và tình trạng mộc nhĩ thực tế
  • Cần kiểm tra, lật mặt nấm thường xuyên để đảm bảo sấy đều; nấm mèo sau khi sấy phải có độ cứng và giòn, mất hoàn toàn độ ẩm
  • Để nấm mèo nguội tự nhiên, bảo quản trong túi hoặc hũ đựng khô ráo.

Máy sấy lạnh SASAKI là một trong những giải pháp tiên tiến cho việc làm khô mộc nhĩ quy mô công nghiệp. Với thiết kế hiện đại và công nghệ tiên tiến, máy sấy lạnh SASAKI giúp giữ lại dinh dưỡng trong nấm hiệu quả, tối ưu hiệu suất và kiểm soát độ ẩm chính xác.

 mộc nhĩ khô
Sử dụng máy sấy lạnh Sasaki giúp mộc nhĩ giữ được mùi vị và hầu hết dưỡng chất (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra, với số lượng nhỏ, bạn hoàn toàn có thể sấy mộc nhĩ tại nhà để phục vụ nhu cầu của gia đình. Mộc nhĩ sấy dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau, được chế biến thành đa dạng kiểu món như xào, chiên hoặc nấu canh.

Cách chế biến món ăn đơn giản từ mộc nhĩ

Hướng dẫn cách làm ba món ăn phổ biến từ mộc nhĩ khô: Xào với thịt gà, chiên trứng và nấu canh mướp đắng.

Thịt gà xào nấm mộc nhĩ 

Nguyên liệu

  • 300g thịt gà, thái lát mỏng
  • 30g nấm mộc nhĩ khô, đã ngâm và rửa sạch, thái miếng nhỏ 
  • Nửa củ cà rốt, tỉa hoa hoặc thái mỏng theo sở thích
  • Tỏi, hành lá
  • 1 thìa dầu ăn
  • Muối, hạt nêm, bột ngọt, dầu hào.

Hướng dẫn cách làm

  • Ướp thịt gà với hạt nêm, bột ngọt và dầu hào trong 15 phút
  • Cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi; khi tỏi đã thơm và ngả vàng, cho thịt gà vào xào với lửa to trong 3 – 4 phút
  • Tiếp tục cho cà rốt và mộc nhĩ vào đảo cùng trong 2 – 3 phút tới khi các nguyên liệu chín đều
  • Nêm lại gia vị với muối, nước mắm hoặc đường tùy theo khẩu vị
  • Cho hành vào đảo nhanh rồi tắt bếp, hoàn thành món ăn.
 mộc nhĩ khô
Thêm hành lá vào cuối cùng, đảo nhanh để hoàn thiện món ăn (Ảnh sưu tầm)

Trứng chiên mộc nhĩ

Nguyên liệu

  • 4 quả trứng
  • 5 – 6 tai nấm mèo khô, đã ngâm mềm và rửa sạch, băm nhỏ
  • Cà rốt băm nhỏ
  • Rau mùi, hành lá
  • Dầu ăn
  • Muối, tiêu, bột ngọt.

Hướng dẫn cách làm

  • Đập trứng vào bát, quậy đều cùng mộc nhĩ, cà rốt, hành lá; thêm gia vị theo sở thích
  • Làm nóng chảo với dầu ăn, khi dầu sôi thì đổ 1/2 hỗn hợp trứng và nấm mèo vào; chiên đến khi trứng đã thành hình, mặt dưới bắt đầu se lại thì tiến hành cuộn trứng

(Trong quá trình chiên, nên để nhiệt độ vừa để trứng chín đều bên trong và vàng đều bên ngoài)

  • Đổ ½ hỗn hợp trứng còn lại vào chảo và làm tương tự bước trên
  • Khi đã cuộn hết hỗn hợp trứng, giảm nhỏ lửa và lật trứng liên tục
  • Tắt bếp khi thấy mặt trứng chín vàng
  • Thái miếng nhỏ vừa ăn và trình bày ra đĩa.

Canh mướp đắng nhồi thịt và mộc nhĩ

Nguyên liệu

  • 4 quả mướp đắng
  • 200g thịt heo băm nhỏ
  • 5g mộc nhĩ sấy khô, đã ngâm nước và rửa sạch, băm nhỏ
  • Cà rốt băm nhỏ, hành lá, mùi tàu, hành khô, tỏi
  • Xương heo để nấu nước dùng
  • Bột canh, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, dầu ăn.

Hướng dẫn cách làm

  • Luộc xương với ít nước để ra hết bụi bẩn, tạp chất; rửa lại xương với nước sạch và ninh nước dùng (chú ý vớt bọt thường xuyên)
  • Cắt bỏ hai đầu mướp đắng, rạch một đường ở giữa và nạo sạch ruột; ngâm mướp đắng trong nước đá pha muối cho bớt vị đắng
  • Trộn thịt heo với mộc nhĩ, cà rốt, hành lá; nêm gia vị với tiêu, bột canh, bột ngọt, dầu ăn; ướp trong vòng 20 phút
  • Nhồi nhân vào mướp đắng sao cho thịt không trào ra ngoài; lấy cọng hành lá đã chần qua nước nóng, buộc cố định mướp và thịt
  • Vớt xương trong nồi nước dùng ra, thả mướp đắng vào, nêm gia vị theo sở thích
  • Nấu tới khi thịt và mướp đắng đều chín mềm, ngả sang màu vàng nhẹ.
 mộc nhĩ khô
Ninh canh cho tới khi thịt và mướp chín mềm, trình bày ra bát (Ảnh sưu tầm)

Mộc nhĩ khô có thể chế biến linh hoạt với cả món mặn và món chay. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng khi dùng là nên nấu nấm chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh trường hợp ngộ độc. 

Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp SASAKI luôn theo đuổi 5 lợi ích cốt lõi để từ đó không ngừng phát triển, không ngừng cống hiến. Năm lợi ích đó là: "Lợi ích cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên, lợi ích cho môi trường, lợi ích cho đất nước và cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *