Hàu là một trong những loài nhuyễn thể giá trị về dinh dưỡng và kinh tế cao, sản phẩm có thể chế biến và xuất khẩu, hình thức nuôi đơn giản, vốn đầu tư không cao, mức độ ảnh hưởng đến môi trường thấp. Tuy nhiên, hiện hàu chủ yếu bán ở dạng tươi sống. Vì thế quá trình vận chuyển sản phẩm sang các thị trường ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hạn chế đối với các sản phẩm thuỷ sản là quá trình chế biến, vì thế khách hàng chủ yếu là nhà hàng, khách sạn làm thị trường bị thu hẹp. Đã có nhiều cơ sở nghĩ đến cách chế biến hàu sấy khô, nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàu và nhiều loại thuỷ hải sản gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Đầu tư chế biến sâu, phát triển các sản phẩm gia tăng đang dần được coi như một phương án, cách “giải cứu” bền vững cho vật nuôi này.
Giá trị kinh tế của hàu sữa
Mọi năm giá bán buôn hàu sữa ngay khi vừa thu hoạch xong tại cảng biển là 20.000 – 22.000 đồng/kg với loại từ 11 – 14 con/kg thì năm nay giá giảm sâu chỉ còn khoảng 17.000 – 19.000 đồng/kg. Với những loại hàu sữa có size nhỏ thì giá còn sụt giảm hơn rất nhiều. Có loại chỉ còn 7.000 – 8.000 đồng/kg. Việc giá giảm đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nuôi hàu sữa do chi phí con giống, nhân công ngày càng tăng.
Nhận thấy vấn đề này, một số doanh nghiệp đã tính tới việc đầu tư chế biến sâu, phát triển các sản phẩm gia tăng thay vì bán sản phẩm hàu nguyên con và cách làm này của các đơn vị cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tiêu biểu như: Ruốc hàu, nem hàu, bánh quy hương vị hàu… Và gần đây đơn vị đưa ra thị trường sản phẩm bánh phồng hàu.
Điều đáng chú ý là, không chỉ bảo quản được lâu, các sản phẩm này có thể dễ dàng vận chuyển xa, bán khá được giá, gấp 3 – 4 lần cho tới hơn 10 lần hàu nguyên liệu.
Có thể thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng hướng đi mạnh dạn của các doanh nghiệp đang từng bước đa dạng hoá sản phẩm, nâng giá trị và cho thấy ưu điểm, triển vọng của hướng đi bền vững và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn thuỷ sản của địa phương.
Phương pháp chế biến hàu sấy khô bằng máy sấy SASAKI
Có thể thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng hướng đi mạnh dạn của các doanh nghiệp đang từng bước đa dạng hoá sản phẩm, nâng giá trị và cho thấy ưu điểm, triển vọng của hướng đi bền vững và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn thuỷ sản của địa phương. Ưu điểm của phương pháp sấy khô thủy sản SASAKI:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Không phụ thuộc vào thời tiết
- Sấy ở nhiệt độ thấp, thủy hải sản vẫn giữ được màu sắc, mùi vị ban đầu. Thịt vẫn dai, ngọt, không biến đổi các tính chất hoá lý, ít bị thất thoát dinh dưỡng (lipid, protid,..) nên chất lượng sản phẩm cao.
- Sản lượng hàu không bị thất thoát, hao hụt nhiều trong quá trình sấy, không bị ảnh hưởng bởi mưa, bụi, côn trùng,…
- Điều chỉnh, nhiệt độ sấy, độ ẩm theo nhu cầu dễ dàng.
Với máy sấy lạnh SASAKI, có thể điều chỉnh nhiệt độ sấy cá trong khoảng 3 độ – 80 độ C. Đây là dải sấy rộng nhất trên thị trường. Tùy vào kích thức của hàu, độ ẩm có thể được tối ưu <5%. Thời gian cũng sẽ tùy theo độ dày của hàu mà cài đặt thời gian cho phù hợp.
Để tìm hiểu thêm về giá máy sấy hải sản, khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ORGEN
Văn phòng Hà Nội : 5/299 Tây Sơn,Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 270A Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, Tp.HCM
Liên hệ hỗ trợ 100% chi phí sấy mẫu nông sản qua:
- Hotline: 0968 723 079
- Email: sales@sasaki.com.vn
- Website: https://sasaki.com.vn/
Bài viết liên quan
Giải pháp chế biến hiệu quả giúp nâng cao giá trị hải sản
Th7
Rong nho tươi và rong nho khô hay rong nho tách nước có gì khác biệt?
Th7
SASAKI tại triển lãm quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam 2023
Th4