Giá trị nông sản Việt tăng mạnh nhờ đầu tư chế biến

Công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản thực sự có tiến bộ lớn và thu hút được sự quan tâm đầu tư của các DN trong và ngoài nước, góp phần đáng kể vào nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, tiêu thụ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Bộ NNPTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2021 đạt 22,58 tỉ USD, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chế biến và thị trường là hai yếu tố quan trọng liên hệ mật thiết có khả năng đẩy giá trị gia tăng của nông sản nếu được chú trọng đầu tư…

Giá trị xuất khẩu nông, lâm thủy sản tăng mạnh

Theo thống kê của Bộ NNPTNT đến đầu tháng 6.2021, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 7,78 tỉ USD, tăng 13%; giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 166 triệu USD, tăng 43,9%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,24 tỉ USD, tăng 12%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,06 tỉ USD, tăng 61,8%.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông lâm, thủy sản ghi nhận tăng trưởng ở nhiều ngành hàng như thủy sản, rau quả, gạo, chè do hỗ trợ của các Hiệp định Thương mại tự do lớn như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP… giúp Việt Nam tham gia vào các thị trường lớn.

Trong gần 6 tháng qua, làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, để hỗ trợ các địa phương trong việc tiêu thụ nông sản (đặc biệt là những địa phương có những nông sản đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch), Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT và đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương để bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch COVID-19; đẩy mạnh vào việc chế biến sâu nông sản và kết nối, thúc đẩy xuất khẩu.

Hiện đại hóa khâu chế biến để nâng cao giá trị nông sản

Việc chú trọng đầu tư chế biến sau thu hoạch, giá trị sản phẩm đã được nâng cao, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 5-7%/năm. Nhờ đó, kim ngạch XK nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm.

Tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17.7.2019, Chính phủ đã đặt mục tiêu “nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới; trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics nông sản toàn cầu”.

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp đã dần tái cơ cấu theo hướng hiện đại hóa và chuyển đổi số. Công nghệ chế biến nông sản Việt Nam đã đạt mức độ trung bình của thế giới. Một số sản phẩm do áp dụng công nghệ chế biến hiện đại đã nâng tầm giá trị, mang tầm khu vực và thế giới, giá trị như: Chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, thủy sản….

Máy sấy lạnh SASAKI
Hoa hồng sấy bằng máy sấy lạnh SASAKi

Hiện nay, cả nước đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản với trên 7.500 cơ sở quy mô lớn và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ. Tỉ lệ nông sản chế biến xuất khẩu chiếm tới 45% tổng kim ngạch XK nông sản; tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đạt kết quả khả quan, như: Thủy sản đạt 6,6%/năm, rau quả đạt 15,1%/năm, điều nhân đạt 5%/năm, gạo đạt 8,9%/năm, cao su đạt 11,3%/năm, sản phẩm gỗ đạt 14,9%/năm…

Chế biến sau thu hoạch được xem là khâu then chốt làm gia tăng giá trị nông sản, giảm hao hụt và thất thoát; đồng thời giúp các doanh nghiệp chủ động thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị cho nông sản. Chính vì vậy, thời gian qua, nắm bắt xu thế thị trường, nhiều cơ sở sản xuất  đã tăng cường đầu tư công nghệ chế biến, tạo sự phong phú cho các mặt hàng nông sản. Đồng thời, các cơ sở chế biến liên kết với các HTX, hộ nông dân mở rộng vùng trồng nguyên liệu có chất lượng đồng nhất và ổn định về sản lượng. Từ sản phẩm thô, qua khâu chế biến, giá trị của nông sản được tăng lên gấp nhiều lần.

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản thông tin, từ năm 2017 đến nay các địa phương đã thu hút hơn 70 dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản với quy mô khoảng hơn 59.000 tỉ đồng. Trong đó, năm 2021 có 6 dự án, nổi bật là khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa Công nghệ cao An Giang – Tập đoàn TH (tại Xã Vĩnh Phước, Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, An Giang) với quy mô 10.000 bò sữa; 135 tấn/ngày; vốn đầu tư lên đến 2.655 tỉ đồng.

Công nghệ sấy lạnh nông sản SASAKI

Máy sấy lạnh thông minh tăng tốc SASAKI là sản phẩm được sản xuất bởi Hanel PT – một trong những công ty đầu tiên tiên phong trong lĩnh vực linh kiện điện tử. Với trên 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu Nhật Bản, châu Âu, Hanel PT chuyên sản xuất, gia công, XNK các sản phẩm linh kiện điện tử. Máy sấy lạnh thông minh tăng tốc SASAKI ra đời đã áp dụng công nghệ cao và nhiều tính năng nổi trội trong công nghệ sấy trên thế giới được cải tiến phù hợp nhằm mục đích và nhu cầu sử dụng của thị trường Việt Nam.

Là công nghệ tiên phong trong ngành chế biến nông sản sấy lạnh. SASAKI tự hào là thương hiệu máy sấy được lắp ráp và sản xuất  duy nhất tại Việt Nam. Với công nghệ độc quyền Nhật Bản, các dòng máy sấy lạnh của SASAKI đem đến những thành phẩm đầu ra có giá trị cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. 

Máy sấy lạnh SASAKI
Máy sấy lạnh SASAKI

SASAKI nắm giữ công nghệ sấy phù hợp với tất cả mọi loại nông sản của Việt Nam. Với dải sấy rộng từ 3 – 80°C, SASAKI có thể chinh phục được tất cả các loại nông sản, dược liệu, thủy – hải sản và nhu cầu sấy của mọi người. 

Nắm bắt được xu hướng thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng cũng như Doanh nghiệp, đội ngũ kỹ sư của SASAKI đã nỗ lực nghiên cứu và phát triển dòng máy sấy lạnh chất lượng cao. Máy được thiết kế phù hợp cho nhiều công nghệ cũng như quy mô sản xuất khác nhau với chất lượng sản phẩm vượt trội, tiết kiệm thời gian nghiên cứu và chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Hãy tin tưởng và lựa chọn máy sấy lạnh thông minh SASAKI để hoàn thành giấc mơ kinh doanh nông sản Việt của bạn.

Theo: laodong.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ORGEN

Văn phòng Hà Nội : 5/299 Tây Sơn,Đống Đa, Hà Nội

Chi nhánh HCM: 270A Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, Tp.HCM

Liên hệ hỗ trợ 100% chi phí sấy mẫu nông sản qua:

  • Hotline: 0968 723 079
  • Email: sales@sasaki.com.vn
  • Website: https://sasaki.com.vn/

Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp SASAKI luôn theo đuổi 5 lợi ích cốt lõi để từ đó không ngừng phát triển, không ngừng cống hiến. Năm lợi ích đó là: "Lợi ích cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên, lợi ích cho môi trường, lợi ích cho đất nước và cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *