Hương nhu từ lâu đã được biết đến là cây thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Tùy vào từng địa phương mà loại cây này có những cái tên khác nhau, Cây hương nhu mọc được ở khắp mọi nơi ở Việt Nam với mùi thơm dễ chịu mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe.
Mục Lục
Tổng quan về cây hương nhu
Hương nhu còn được biết với các tên gọi khác như: é rừng, mậu dược, sơn ông, hương thái… tên khoa học là Ocimum gratissmum. Chúng thích hợp trồng ở đất khô thoáng, thích vị trí nhiều ánh sáng, thoát nước tốt. Thời gian thích hợp thu hoạch để chưng cất tinh dầu là khi trên cây có 3 cành.
Loại cây này ở miền Bắc Việt Nam thu hoạch được khoảng 2 – 3 lần/ năm, miền Nam thu hoạch được khoảng 4 – 5 lần/ năm. Một lần trồng cho năng suất từ 5 – 10 năm.
Hương nhu thuộc họ bạc hà được chia thành 2 loại khác nhau là cây hương nhu trắng và tía. Hương nhu trắng thường cao hơn hương nhu tía. Không chỉ thế, hàm lượng tinh dầu trong hương nhu trắng cao hơn, hương vị hắc và khó uống.
Tinh dầu cây hương nhu gội đầu giúp dưỡng tóc hiệu quả. Không chỉ thế còn có nhiều công dụng khác.
Cây hương nhu có tác dụng gì?
Dù là hương nhu trắng hay tía cũng có thành phần hóa học tương tự nhau chỉ khác về hàm lượng. Do đó, tác dụng dược lý của chúng là như nhau bao gồm:
Ứng dụng của hương nhu vào y học
Từ xa xưa, cây hương nhu này đã được sử dụng để điều trị như một vị thuốc đông y mang đến nhiều lợi ích bất ngờ.
Tốt cho mắt
Lá hương nhu chứa nhiều vitamin A vô cùng cần thiết cho võng mạc giúp thị lực cải thiện trông thấy. Vitamin A dưới dạng retinol khi kết hợp cùng protein opsin sẽ tạo ra rhodopsin – phân tử hấp thụ ánh sáng cuối cùng cần cho cả nhìn xa và thị lực màu.
Khi hấp thu đủ lượng lá giúp ngăn ngừa bệnh lý viêm mắt và quáng gà.
Cải thiện chức năng tim
Trong hương nhu khô chứa canxi và magie giúp giảm lượng cholesterol xấu hỗ trợ tăng cường máu lưu thông. Khi tuổi tác càng lớn, cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh động mạch vành. Việc dùng đủ lượng lá sẽ giải quyết các vấn đề tim và tắc nghẽn động mạch.
Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
Lá sơn ông có tác dụng làm giảm đầy hơi giúp tiêu hóa bữa ăn đúng giờ. Không chỉ thế, nó còn có tác dụng làm dịu dạ dày và thông ruột. Khi uống trà sơn ông cũng sẽ giảm chứng ợ chua.
Kiểm soát đường trong máu
Lá hương nhu có ăn được không? Thực chất, lá của cây đã được công nhận về khả năng giảm lượng đường trong máu. Không chỉ thế, nó còn hỗ trợ đảo tuyến tụy nên quá trình sản sinh insulin không bị ảnh hưởng. Một nghiên cứu đã chỉ ra, người mắc bệnh đái tháo đường sau khi ăn một lượng lá hương nhu đáng kể có thể nhận thấy lượng đường trong máu giảm.
Kháng khuẩn hiệu quả
Viện nghiên cứu Đông y cho biết loại cây này có phổ kháng khuẩn rộng. Tinh dầu của cây giúp ức chế sinh trưởng của vi khuẩn thuộc chủng: bacilus mycoides, E. coli, Sh. flexneri, Staphylococcus aureus… Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn nên hỗ trợ điều trị tiêu chảy, giảm cảm giác đầy hơi, tiêu diệt vi khuẩn răng miệng, ngừa sâu răng…
Không chỉ thế, lá của cây còn giúp bảo quản thực phẩm khỏi nấm mốc và vi khuẩn.
Chống viêm, giảm đau và hạ sốt
Sơn ông giúp ức chế phù gan bàn chân, chống viêm tương tự Aspirin, ibuprofen không làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, nước sắc từ cây cũng giúp chị em chữa đau bụng kinh, đau tai và sốt.
Chữa lành vết thương
Lá cây có khả năng làm tăng tính thấm thành mạch giúp chữa lành vết thương. Công thức chiết xuất từ tinh dầu kết hợp cùng nhiều loại khác được dùng làm thuốc sát trùng điều trị tại chỗ. Đồng thời tinh dầu này còn được sử dụng để điều trị mụn nhọt.
Ứng dụng của hương nhu trong làm đẹp
Thành phần trong sơn ông gồm các hoạt chất như: alpha, beta pinea, carvacrol, camphen, limonen, O.xymen, P.xymen… mang đến nhiều công dụng trong làm đẹp. Hương nhu tươi có thể sử dụng làm mặt nạ trị mụn còn tinh dầu thoa trực tiếp sẽ làm mờ sẹo thâm.
Dưỡng và kích thích mọc tóc
Trong nhiều sản phẩm kích thích mọc tóc, chữa tóc gãy rụng đều có thành phần của tinh dầu hương nhu kết hợp tinh dầu bưởi hoặc dầu dừa. Bên cạnh đó, loài cây này còn giúp dưỡng tóc dày, mượt, không bị xơ rối. Chỉ sau một thời gian sử dụng, lượng dầu nhờn da đầu giảm rõ rệt.
Sử dụng làm dầu thơm
Tinh dầu thu được từ sơn ông mang đến nhiều cách sử dụng khác nhau. Tinh dầu có thể được dùng để xoa bóp bởi nó có thể làm dịu mang đến sự sảng khoái cho cơ thể. Nhiều loại xà phòng, nước hoa, thuốc mỡ và dầu thơm đều có thành phần hương nhu.
Ngừa mụn, chăm sóc da
Tinh dầu hương nhu còn được biết đến với khả năng ngăn ngừa mụn hiệu quả. Chỉ sau một thời gian sử dụng sẽ thấy tình trạng mụn đầu đen, mụn trứng cá giảm hẳn. Bên cạnh đó, tinh dầu còn làm sáng, mịn da và dịu da.
Không chỉ thế, hương nhu ngoài sử dụng như vị thuốc còn có thể làm món ăn.
Hương nhu có tác dụng gì trong nấu ăn?
Hương nhu là loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Á Đông, đặc biệt là món Trung Quốc. Tác dụng chính trong nấu ăn phải kể đến như:
– Loại cây này có mùi thơm đặc trưng nên khi cho thêm vào các món ăn tạo ra hương vị độc đáo và khiến món ăn thêm phần hấp dẫn.
– Cây hương nhu tía khi dùng làm gia vị trong các món ăn giúp tạo màu cho các món kho, hầm, canh…
– Dù là loại trắng hay tía đều có vị hơi cay nhẹ giúp điều vị, cân bằng lại khiến món ăn ngon và hấp dẫn hơn nhiều.
Hương nhu không chỉ tạo màu, tạo hương và còn giúp món ăn thêm phần bắt mắt. Tuy nhiên chỉ nên dùng liều lượng phù hợp để món ăn không bị nồng.
Hương nhu được biết đến nhiều nhất với công dụng kích thích mọc tóc, dưỡng da, chăm sóc tóc. Ngoài những tác dụng đó thì loại lá này còn có công dụng làm đẹp và sức khỏe như: ngừa mụn, sáng da, trị mụn, chữa cảm, trị hôi miệng, điều trị tiêu chảy, chữa lành vết thương…
Bài viết liên quan
Hướng dẫn các cách bảo quản giá đỗ không bị thâm đơn giản
Th12
Chia sẻ cách làm nộm rau má đơn giản ngay tại nhà
Th12
Cách làm sinh tố rau má thơm ngon dinh dưỡng cho cả nhà
Th12