Ngải cứu là vị thuốc dân gian được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người. Song, chế biến và sử dụng như nào hợp lý và tận dụng tối đa công dụng thì không phải ai cũng biết. 5 ứng dụng tuyệt vời của rau ngải cứu sau sẽ là bí kíp quan trọng không thể bỏ qua.
Mục Lục
Tinh dầu ngải cứu
Tinh dầu ngải cứu là sản phẩm chiết xuất từ cây ngải cứu (Artemisia vulgaris) thông qua quá trình chưng cất hơi nước. Tinh dầu thảo dược ngải cứu thường có vị đắng và hương cay nồng đặc trưng.
Thành phần chính trong tinh dầu ngải cứu gồm: cineol, matricaria este, tricosanol, dehydro, tetradecatrilin,… Tất cả chúng đều có hiệu quả tốt trong giảm viêm, giảm đau xương khớp, sát khuẩn và hỗ trợ liền sẹo nhanh chóng. Bên cạnh đó, tinh dầu còn được đông đảo người Việt sử dụngbởi các công dụng tuyệt vời.
Công dụng chính
Một số tác dụng hữu hiệu của tinh dầu ngải có thể kể đến như:
- Giảm đau và làm dịu các tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình, đau đầu, đau bụng kinh, đau cơ và khớp.
- Làm sạch và bảo vệ da khỏi các vấn đề nổi mụn, viêm nhiễm, nhiễm trùng do tính kháng vi khuẩn và kháng nấm.
- Hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích dịch tiêu hóa tiết ra và giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.
Hướng dẫn sử dụng
Các cách sử dụng tinh dầu ngải cứu đúng cách và hiệu quả gồm:
- Trường hợp dùng ngoài da
Thực hiện pha tinh dầu ngải cứu với dầu nền như dầu dừa hoặc dầu oliu và bôi lên vùng đang tổn thương. Massage nhẹ khoảng 5 – 7 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Pha nước ngâm chân, ngâm mình
Nhỏ ít tinh dầu vào nước ấm để ngâm chân hoặc ngâm mình để thư giãn giúp giảm đau nhức cơ và mệt mỏi. Đây cũng là cách chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu hiệu quả.
- Xông hơi
Có thể kết hợp ngải cứu với tinh dầu chanh sả và vỏ bưởi cùng nước nóng. Phủ kín khăn và xông trong vòng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Phương pháp này có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, từ đó giải cảm và lưu thông khí huyết.
- Làm hương liệu
Tinh dầu ngải cứu có thể sử dụng trong nến thơm, bình xịt phòng. Hoặc bạn cũng có thể nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu vào máy xông tinh dầu để tạo hương thơm và sát khuẩn, làm sạch không khí.
Lưu ý:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da mắt, niêm mạc và vết thương hở.
- Nên bôi thử lên vùng da nhỏ để đảm bảo không bị kích ứng, dị ứng.
- Không sử dụng quá nhiều tinh dầu tránh da bỏng rát, kích ứng.
Cao ngải cứu
Cao ngải cứu là phương pháp cô đặc dung dịch của cây trong thời gian dài. Khi chúng trở nên đặc sền sệt gần như thể rắn thì được gọi là cao dược liệu ngải cứu.
Công dụng chính
Cao ngải cứu mang đến cho sức khoẻ con người nhiều lợi ích như:
- Hỗ trợ tiêu hóa thông qua kích thích dịch tiêu hóa giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bên hông dưới bụng, tiền mãn kinh,…
- Hiệu quả tốt trong giảm mỡ máu và quản lý cân nặng.
Hướng dẫn sử dụng
Việc sử dụng cao ngải cứu cần tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng và cách dùng.
- Liều lượng: Tuỳ vấn đề sức khoẻ đang gặp phải mà liều lượng cao sẽ khác nhau. Vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có định mức chính xác nhất..
- Dạng sử dụng: Pha với nước hoặc theo hướng dẫn cụ thể từ chuyên gia.
Lưu ý: Trước khi sử dụng cao người dùng nên có sự tư vấn từ chuyên gia y tế hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nhang ngải cứu
Nhang ngải cứu (điếu ngải) là sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần ngải nhung đặc chế cùng một số hương liệu, thảo dược.
Nhang ngải cứu là phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh trong dân gian. Sử dụng nhang giúp khí huyết lưu thông, làm ấm cơ thể, giảm đau mỏi cơ, giải độc, đau bụng và đầy hơi.
Công dụng chính
Nhang ngải cứu có các công dụng như:
- Hơ ngải cứu từ nhang có thể chữa các bệnh do nhiễm lạnh như huyết áp thấp, đau nhức do nhiệt độ thời tiết thấp, tiêu chảy kèm nôn mửa, tay chân lạnh,…
- Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau các khớp xương,…
- Thư giản đầu óc, giải toả mệt mỏi.
Hướng dẫn sử dụng
Sử dụng nhang ngải cứu để hơ được thực hiện theo các cách sau:
- Xoay tròn
Đặt nhang lên gần huyệt. Khi vừa đủ ẩm thì tiến hành di chuyển theo vòng tròn (vòng nhỏ rồi rộng dần ra) đến khi thấy nóng mạnh. Làm 2 – 3 lần để trị các bệnh ngoài da hay mụn nhọt.
- Hơ trên vùng da
Hơ nhang lên vùng da đau nhức hoặc huyệt đạo. Hơ cách da 1 – 2 cm để tìm điểm nóng nóng rát. Di chuyển từ từ khi đến vị trí nóng rát như bỏng thì nhấc lên hạ xuống 2 – 5 lần. Lúc này đặt đầu nhang chếch thấp về phía da.
Lưu ý: Trong quá trình hơ cần chú ý tránh tàn nhang rơi xuống da để tránh bị bỏng.
Máy xông ngải cứu hồng ngoại
Máy xông ngải cứu hồng ngoại là loại máy phổ biến hiện nay. Máy sử dụng sức nóng từ tia hồng ngoại để làm nóng, tạo cơn sốt nhân tạo cho cơ thể. Công nghệ này cho phép tạo ra sóng nhiệt có thể thẩm thấu vào da và cơ thể, từ đó kích thích các phản ứng sinh học như mở rộng mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu và giảm sưng viêm.
Công dụng chính
Các lợi ích tuyệt vời của máy xông ngải cứu hồng ngoại gồm:
- Kết hợp cùng tác dụng của ngải cứu và sức nóng hồng ngoại kích thích tuần hoàn máu, làm giảm căng thẳng và mệt mỏi và giúp cơ thể thư giãn.
- Ánh nhiệt từ máy xông hồng ngoại có thể thâm nhập sâu vào các cơ và khớp giảm đau nhức và cải thiện độ linh hoạt.
- Kích thích lưu thông máu dưới da và giúp da thêm tươi trẻ, hỗ trợ điều trị mụn, viêm nhiễm da và ngứa.
Hướng dẫn sử dụng
Để sử dụng đúng cách máy xông hơi ngải cứu người dùng cần chú ý đến các bước sau:
- Chọn thiết bị theo đúng nhu cầu, đảm bảo chất lượng từ những thương hiệu uy tín.
- Đặt máy ở nơi thoải mái và an toàn. Đảm bảo không gian xông thông thoáng.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với sở thích và mục đích sử dụng.
- Bật máy và nằm hoặc ngồi cách xa máy một khoảng an toàn.
- Thời gian xông theo hướng dẫn của sản phẩm.
Trên đây là các ứng dụng tuyệt vời của ngải cứu trong y học dân gian. Những cách sử dụng trên hiện vẫn vô cùng phổ biến bởi những hiệu quả mà chúng mang lại. Tuy nhiên dù tinh dầu, cao, nhang hay máy xông thì người dùng vẫn cần chú ý lời khuyên của bác sĩ để áp dụng phù hợp và hiệu quả nhất.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn các cách bảo quản giá đỗ không bị thâm đơn giản
Th12
Chia sẻ cách làm nộm rau má đơn giản ngay tại nhà
Th12
Cách làm sinh tố rau má thơm ngon dinh dưỡng cho cả nhà
Th12