Máy sấy thông hơi và bơm nhiệt là hai dòng máy được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như hoạt động sản xuất. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để biết thêm chi tiết và đưa ra lựa chọn phù hợp với sản phẩm của mình!
Mục Lục
Máy sấy thông hơi là gì?
Khái niệm
Mấy sấy thông hơi là thiết bị sử dụng thanh điện trở nhiệt để làm nóng không khí sấy. Hệ thống quạt gió có nhiệm vụ thổi khí đã được làm nóng vào buồng sấy, lấy hơi ẩm từ nguyên liệu rồi đẩy chúng ra ngoài theo lỗ thông hơi. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi nguyên liệu khô hẳn. Về cơ bản, sấy thông hơi hoạt động tương tự máy sấy nhiệt.
Ưu nhược điểm của sấy thông hơi
Máy sấy thông hơi có một số ưu điểm nổi bật như:
- Giá thành rẻ, chi phí bảo trì thấp: máy sử dụng công nghệ đơn giản, thiết kế không quá phức tạp nên chi phí lắp đặt, bảo trì thấp, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ).
- Sấy khô được đa dạng nguyên liệu: máy sấy thông hơi có khả năng làm khô nhiều loại sản phẩm khác nhau, có thể kể đến nông sản (lúa, gạo, trái cây), thủy hải sản không nhạy cảm với nhiệt.
Bên cạnh những ưu điểm trên, máy sấy thông hơi vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Chất lượng sản phẩm không đảm bảo: trong quá trình sấy, vật liệu phải tiếp xúc với nhiệt lượng lớn nên cấu trúc bên trong rất dễ bị biến đổi, tình trạng co ngót xảy ra nhanh. Dinh dưỡng, màu sắc cũng như hương vị khó bảo toàn như ban đầu.
- Tiêu tốn nhiều điện năng: theo các thử nghiệm gần đây, điện năng tiêu thụ của máy sấy thông hơi được đánh giá là cao nhất trong 3 dòng máy phổ biến hiện nay (sấy ngưng tụ-thông hơi-bơm nhiệt), cao hơn đến 50% so với sấy bơm nhiệt.
- Kích thước máy khá cồng kềnh do phải lắp thêm bộ phận van thông hơi đưa nước ra ngoài, chỉ phù hợp với những không gian thoáng, rộng.
- Kém thân thiện với môi trường: Trong quá trình sấy, máy thải nhiệt và khí lớn ra ngoài. Trường hợp bộ lọc khí hoạt động không hiệu có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường, nhất là những dòng máy công suất càng lớn thì mức độ xả thải càng cao.
Quy trình sấy
Quá trình làm khô của máy sấy thông hơi diễn ra theo trình tự như sau:
- Đưa sản phẩm vào buồng sấy, cài đặt nhiệt độ, thời gian thích hợp.
- Không khí bên ngoài được đưa vào máy, qua bộ phận gia nhiệt sẽ trở nên nóng và khô rồi đi vào buồng sấy. Gió mang nhiệt thổi liên tục và tuần hoàn trong buồng sấy, sấy sản phẩm cho đến khi khô hẳn. Nhiệt càng cao, tốc độ gió càng nhanh thì thời gian sấy thông hơi càng ngắn.
- Khi thiết bị đã dừng hoạt động, tiến hành lấy thành phẩm, đóng gói và bảo quản cẩn thận tránh hồi ẩm.
Máy sấy bơm nhiệt là gì?
Khái niệm
Máy sấy bơm nhiệt (heatpump) sử dụng công nghệ nén khí gas trong môi trường áp suất cao để tạo ra luồng khí nóng thổi vào buồng sấy. Luồng khí nóng này tuần hoàn liên tục và rút hơi ẩm từ nguyên liệu. Nước thoát ra được làm lạnh ngay tại buồng sấy trước khi đi ra ngoài môi trường nên người ta còn gọi sấy heat pump là sấy lạnh.
Ưu nhược điểm
Công nghệ sấy bơm nhiệt hay heatpump sử dụng máy nén khí gas thay vì điện trở nhiệt nên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể:
- Cho thành phẩm với chất lượng cao: máy sấy bơm nhiệt chủ yếu làm việc trên nền nhiệt thấp nên hạn chế được tình trạng oxy hóa các thành phần trong sản phẩm. Giúp giữ lại được những phẩm chất tốt của nguyên liệu như dinh dưỡng, màu sắc, hương vị.
- Tiết kiệm điện năng hiệu quả lên đến 50%: nếu như sấy thông hơi thải khí ra ngoài môi trường, thì hệ thống bơm nhiệt lại tái tạo luồng khí này để tiếp tục thực hiện chu trình. Cơ chế đặc biệt giúp máy sấy heat pump giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng điện đáng kể, lên đến 50% so với sấy nhiệt. Nhiều dòng máy hiện đại thì con số đó có thể đạt mức trên 80%, nâng cao hiệu suất sấy khô cho nhà sản xuất.
- Thân thiện với môi trường: máy hoạt động mà không thải khí và nhiệt ra ngoài nên cực kỳ an toàn với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển xanh – bền vững của nhiều doanh nghiệp.
- Thiết kế máy nhỏ gọn, toàn bộ các bộ phận đều nằm gọn trong thân máy, dễ dàng cố định ở nhiều không gian khác nhau.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng công nghệ sấy bơm nhiệt hiện nay vẫn còn tồn tại các hạn chế như:
- Chỉ thích hợp để sấy dẻo hoặc sấy một nắng, không hiệu quả với sấy giòn do dải nhiệt thấp (trung bình khoảng 35-50 độ C).
- Chi phí đầu tư cao, linh kiện của các đầu máy đa phần không có sẵn tại Việt Nam nên gây ra khó khăn cho việc sửa chữa, thay thế.
Quy trình sấy
Hoàn thiện một chu trình sấy bơm nhiệt cần trải qua những bước dưới đây:
- Sơ chế nguyên liệu và xếp lên khay sấy, cài đặt thông số phù hợp.
- Khi sấy, khí nóng làm hơi ẩm trong nguyên liệu bay hơi và ngưng tụ thành nước, rồi được đẩy lên hộp chứa phía trên. Luồng khí ban đầu tiếp tục tuần hoàn, được làm nóng và thổi vào lồng sấy để sấy khô sản phẩm cho đến khi đạt yêu cầu.
- Sấy bơm nhiệt cho sản phẩm với độ ẩm tương đối lý tưởng (dưới 10%), giúp kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng sản phẩm.
So sánh máy sấy thông hơi và bơm nhiệt
Sau khi tìm hiểu về khái niệm, ưu nhược điểm cũng hoạt động của máy sấy thông hơi và bơm nhiệt, có thể rút ra một số khác biệt giữa sấy thông hơi và sấy bơm nhiệt qua bảng so sánh sau:
Máy sấy thông hơi | Máy sấy bơm nhiệt | |
Cơ chế hoạt động | Nhờ thanh điện trở làm nóng khí. Sử dụng luồng khí có nhiệt độ cao để làm khô hoàn toàn sản phẩm. Hoạt động ở nền nhiệt cao. | Sử dụng công nghệ nén khí gas trong điều kiện áp suất cao để làm nóng không khí và rút ẩm từ nguyên liệu. Chủ yếu sấy trên nền nhiệt thấp. |
Thời gian làm khô | Thời gian làm khô nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ sấy và tốc độ gió. | Thời gian sấy được rút ngắn đáng kể nhờ hệ thống bơm nhiệt cấp nhiệt liên tục và khả năng tái tạo năng lượng hiệu quả. |
Hiệu quả hoạt động | Hoạt động tốt nhất khi sấy khô giòn với một số nguyên liệu không nhạy cảm với nhiệt, dễ dàng được thị trường chấp nhận. Không thích hợp để sấy dèo/sấy một nắng | Chỉ thích hợp để sấy dẻo hoặc sấy một nắng, nhất là các nguyên liệu quý, khó bảo quản, nhạy cảm với nhiệt độ cao. Hiệu suất sấy khô giòn chỉ đạt 70-80%. |
Tiêu thụ điện năng | Tiêu tốn nhiều điện năng | Tiêu tốn ít điện năng hơn máy sấy thông hơi |
Có thể thấy rằng, máy sấy thông hơi và bơm nhiệt đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất và khả năng tài chính mà bạn nên đưa ra lựa chọn phù hợp.
Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong nước và hướng đến mục đích xuất khẩu. Việc tìm ra một giải pháp công nghệ mới, khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh của hai loại phương pháp sấy là điều rất cần thiết.
Trước thực tế đó, máy sấy lạnh SASAKI ra đời là sự kết hợp của công nghệ 3 trong 1: sấy lạnh – sấy bơm nhiệt và kho lạnh, cho phép làm khô đa năng, đa dụng nhiều loại nguyên liệu với nhiều tính năng chưa từng có:
- Có thể sấy giòn, sấy dẻo hoặc sấy một nắng tiện lợi. Sấy giòn cho độ ẩm dưới 5%, bào quản lâu (trên 1 năm) ở nhiệt độ thường.
- Công nghệ sấy hiện đại giúp bảo toàn trên 95% giá trị dinh dưỡng, mùi hương, màu sắc của nông-lâm-thủy sản.
- Tiết kiệm điện tối đa nhờ hệ thống sấy tuần hoàn khép kín và chức năng tái tạo năng lượng hàng đầu hiện nay.
- Hệ thống thông minh lập trình 1000 chương trình sấy có sẵn, hỗ trợ tối đa nghiên cứu-phát triển sản phẩm.
- Linh kiện có sẵn tại Việt Nam, thuận tiện cho sửa chữa, tránh làm gián đoạn sản xuất.
Máy sấy lạnh thế hệ mới đến từ SASAKI được cải tiến dựa trên nền tảng sấy bơm nhiệt truyền thống, được đánh giá là giải pháp cứu cánh của hàng trăm doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn!
Trên đây là toàn bộ thông tin về máy sấy thông hơi và bơm nhiệt cho những ai chưa biết. Hy vọng rằng, qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như cách vận hành của từng dòng máy. Từ đó, quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp nhất với thực trạng doanh nghiệp!
Bài viết liên quan
SASAKI cung cấp giải pháp chế biến rau má toàn diện hiệu quả
Th3
Cập nhật giá máy sấy lạnh mini trên thị trường mới nhất
Th1
Báo giá máy sấy chân không đảm bảo chất lượng mới nhất
Th1