Sấu không còn là thứ quả xa lạ trong nhiều món ngon hằng ngày. Vậy nhưng quả sấu có tác dụng gì cũng như cách chế biến để nấu ăn như nào ngon và bổ dưỡng? Đừng bỏ qua những thông tin sau để có thêm các bí kíp nấu nướng độc đáo và tốt cho sức khỏe.
Mục Lục
Quả sấu có tác dụng gì?
Quả sấu (tên khoa học ngắn gọn là Dracontomelon) là loại quả sinh trưởng mạnh mẽ ở vùng miền Bắc Việt Nam, phía Nam Trung Quốc, Myanmar. Quả có vị chua, chát đặc trưng và thường có từ tháng 6 – tháng 9.
Thành phần chính của quả sấu có thể kể đến như vitamin C, A, các kali, kẽm, sắt, photpho, canxi, chất chống oxy hóa, chống viêm,… Nhớ các chất này mà quả sấu được đánh giá cao trong nâng cao sức khoẻ người dùng.
Vậy quả sấu ăn có tác dụng gì?
Tác dụng của quả sấu
Công dụng của quả sấu quả sấu về sức khoẻ mà bạn không nên bỏ qua gồm:
- Nguồn vitamin C phong phú và chất chống oxy hóa như flavonoid và acid ascorbic tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh giúp cơ thể đối phó với vi khuẩn và virus hiệu quả hơn.
- Chất xơ nâng cao chức năng tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm nguy cơ táo bón, khó tiêu.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch bằng cách bảo vệ mạch máu khỏi sự tổn thương và cải thiện lưu thông máu.
- Kiểm soát đường huyết do khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ đường trong cơ thể.
- Beta-carotene có trong sấu có khả năng bảo vệ sức khỏe mắt, giảm nguy cơ các vấn đề mắt như cận thị, mắt khô.
- Duy trì sức khỏe da bằng ngăn chặn sự tổn thương từ tác nhân môi trường và tác động của tia tử ngoại.
- Các chất chống viêm trong quả sấu có thể giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương.
- Do khả năng chống viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ hệ tiêu hóa nên quả sấu có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường và viêm khớp.
Như vậy ăn quả sấu có tác dụng gì không còn là nỗi băn khoăn khó giải. Trên đây là các lợi ích tốt cho sức khoẻ mà khi ăn quả sấu mang lại. Qua các lợi ích trên đủ để thấy đây chính là nguyên liệu quan trọng để duy trì sức khỏe cho mình từ trong ra ngoài.
Ngoài các lợi ích, nếu dùng sấu không đúng cách cũng không tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng phụ khi ăn quả sấu
Một số hệ luỵ không mong muốn khi ăn quả sấu sai cách gồm:
- Do quả có vị chua nên ăn quá nhiều sẽ kích thích dạ dày, tá tràng gây ra đầy bụng, khó chịu hoặc buồn nôn. Nhất là với người bị bệnh dạ dày hoặc tá tràng cần đặc biệt chú ý.
- Quả có tác dụng nhẹ như một chất kích thích ruột và có tác dụng như thuốc nhuận tràng khi ăn quá nhiều. Điều này sẽ dẫn đến tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Mặc dù hiếm nhưng một số người sẽ dị ứng với sấu. Triệu chứng có thể gồm ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy môi, khó thở.
- Nạp nhiều sấu vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu, ảnh hưởng đến huyết áp.
- Người bệnh thận nên hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều sấu để tránh tăng nồng độ kali trong máu.
- Với người bệnh đái tháo đường cần theo dõi lượng tiêu thụ sấu để duy trì đường huyết ổn định.
Lưu ý: Không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn sấu vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện để tiêu thụ. Đặc biệt với người lớn không ăn sấu khi đói bụng để tránh gây áp lực lên dạ dày.
Có thể thấy, nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ trên đều do ăn quá liều lượng, Vì vậy bạn không nên lạm dụng loại quả này. Dù còn những tác dụng phụ nhưng không phủ nhận quả sấu có tác dụng gì cho sức khỏe đã được liệt kê ở trên. Đó là lý do các món ăn ngon từ quả này được sáng tạo và được đông đảo người dùng yêu thích.
Các món ngon từ quả sấu
Với vị chua mát và độc đáo, quả sấu đã tạo ra những món ăn thức uống đa dạng và hấp dẫn, làm say lòng biết bao thực khách. Trong đó phải kể đến những “cái tên” tuyệt vời sau.
Nước sấu ngâm
Nước sấu ngâm là một món đồ uống tự nhiên và bổ dưỡng có vị tươi mát và thanh khiết. Được tạo nên từ sấu tươi ngâm trong đường và gừng, nước sấu ngâm không chỉ là cách thưởng thức độc đáo mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy nước quả sấu có tác dụng gì?
Nước sấu là món thanh nhiệt tuyệt vời cho những ngày hè oi bức. Đặc biệt tác dụng của nước quả sấu phải kể đến khả năng kích thích tiêu hoá. Từ đó giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón hiệu quả.
Cách làm loại nước này cũng đơn giản với các công đoạn sau:
Nguyên liệu
- 1 kg sấu tươi
- 1 kg đường
- 50 g gừng tươi
- Lọ đựng
- Nước sạch
- Muối
Cách làm
- Sau khi cạo bớt phần màng bên ngoài quả, rửa sạch. Lưu ý nhỏ là cạo vỏ đến đâu thì bạn nên ngâm ngay với nước muối pha loãng để quả không bị thâm. Ngâm khoảng 15 – 30 phút thì vớt ra.
- Đun sôi nước, cho sấu vào sao cho nước ngập hết quả. Trụng qua tầm 30 giây thì vớt ra để sấu sau khi ngâm có màu vàng đẹp mắt và ăn sẽ giòn hơn.
- Để sấu vào nước lạnh rửa qua rồi để ráo nước.
- Cho quả vào chậu sạch và thêm đường vào trộn đều. Tuyệt đối không thêm nước.
- Hoàn tất thì đậy kín. Có thể để vào mâm thêm chút nước để tránh kiến hoặc côn trùng rồi để qua đêm hoặc 8 – 10 tiếng.
- Lấy quả sấu cho vào lọ đựng. Nên lấy ráo đường nhất có thể. Phần đường còn lại thì cho lên nồi đun sôi để đường tan hoàn toàn. Thêm gừng đã cắt lát vào tầm 2 – 3 phút thì tắt bếp, để đường nguội.
- Rót nước đường gừng vào lọ sấu. Để 4 – 5 ngày là có thể dùng được
Lưu ý: Bên cạnh uống nước quả sấu có tác dụng gì cho sức khoẻ thì loại nước này cũng sẽ mang đến tác dụng phụ không mong muốn về đường huyết nếu uống quá nhiều. Vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý.
Mứt sấu ngọt cay
Mứt sấu không chỉ là thực phẩm truyền thống mà còn là “biểu tượng” của sáng tạo. Với vị chua ngọt, mặn mà và cay cay, ô mai sấu dần chiếm trọn được cảm tình của nhiều “tín đồ” ẩm thực.
Nguyên liệu
- 1 kg sấu tươi
- 200 g củ gừng tươi
- 900 g đường vàng
- 2 lít nước vôi trong
- Ớt, muối
Cách làm
- Sấu cạo vỏ bên ngoài, rửa sạch và để ráo nước.
- Khía từng cạnh trên quả, không cắt rời. Sau đó dùng dao nặng đập dập và ngâm nước vôi trong tầm 30 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch lại bằng nước sao cho không còn mùi vôi.
- Gừng để nguyên vỏ rửa sạch bụi bẩn, đất cát. Đập dập rồi băm nhỏ.
- Trộn tất cả sấu, đường, gừng vào một chậu lớn rồi để đó đến khi đường tan hết. Sau đó cho lên chảo nóng, thêm 1 thìa muối và bắt đầu sên đến khi màu sắc quả chuyển sang vàng nâu. Lưu ý nhỏ là sấu không được để quá ướt.
- Cho mứt sấu vừa sên vào lọ, thêm gừng và ớt. Đậy kín để 1 tuần là hoàn tất.
Vịt om sấu
Vịt om sấu là một món ăn mang đậm hương vị truyền thống của ẩm thực Việt Nam. Món là sự kết hợp giữa thịt vịt béo ngậy và vị chua chua, ngọt ngọt của sấu tạo nên hương vị đậm đà không kém phần thanh mát.
Nguyên liệu
- 1 con vịt đã được làm sạch (1.5 – 1.7 kg)
- 7 quả sấu xanh già
- 5 cây sả
- Gừng tươi
- 3 tép tỏi
- 4 củ hành tím
- 1 quả chanh
- Hành lá, rau ngổ, ngò gai
- Dầu ăn, nước mắm, tiêu xay, muối, hạt nêm,…
Cách làm
- Dùng muối, vài lát chanh chà lên khắp vịt để khử mùi hôi. Rửa sạch lại với nước nhiều lần và để thịt ráo nước.
- Sả rửa sạch, cắt nhỏ thành từng lát. Sấu cạo bỏ phần màng vỏ bên ngoài, rửa với nước rồi để ráo.
- Hành tím với tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Rau thơm nhặt và rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.
- Cắt vịt thành từng miếng vừa ăn, cho vào nồi. Thêm nước mắm, hạt nêm, mì chính, tiêu xay, tỏi, hành tím và mỗi loại rau thơm một ít. Trộn lên để vịt trong 30 phút để thấm gia vị.
- Cho nồi lên bếp, thêm 3 thìa canh dầu ăn đến khi nóng thì cho hết chỗ hành tím, tỏi, hành lá, gừng còn lại vào rồi phi thơm.
- Cho thịt vào đảo đều tay đến khi thịt săn lại thì đổ nước vào ngập hết thịt. Thêm sấu vào đun sôi trên lửa to.
- Sau khi sôi thì vặn nhỏ lửa và om đến khi thịt chín mềm thì thử lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc thành phẩm ra tô, thêm tiêu, rau ngổ và ngò gai lên để trang trí là hoàn thành.
Bún sườn chua từ sấu
Bún sườn chua từ sấu là một món ăn độc đáo và được dùng nhiều để làm món ăn sáng. Sườn lợn thơm ngon và vị chua ngọt của nước mắm sấu sẽ tạo nên một công thức ẩm thực thanh mát và bổ dưỡng.
Nguyên liệu
- 500 g sườn non
- 5 quả sấu tươi
- 4 quả cà chua
- 1 quả me
- Dọc mùng
- Hành lá
- 2 củ hành khô
- Rau thơm ăn kèm tuỳ loại
Cách làm
- Rửa sạch sườn, chặt thành từng miếng vừa ăn sau đó trần sơ qua với nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.
- Rửa sạch sấu và cà chua, cạo vỏ sấu. Cà chua bổ múi cau. Hoà me với nước ấm, dầm nát rồi lọc lấy nước.
- Bỏ vỏ hành khô, băm nhỏ. Hành lá và các loại rau thơm thì nhặt và rửa sạch, thái nhỏ. Dọc mùng tước sạch vỏ bên ngoài rồi cắt chéo thành từng khúc nhỏ.
- Cho sườn vào nồi nước, đun sôi và ninh cho chín mềm. Lưu ý là bạn nên vớt bọt canh xương để nước dùng sẽ được trong và đẹp mắt hơn.
- Trong khi chờ sườn thì bắc chảo lên bếp, cho dầu nóng rồi phi thơm hành khô. Cho cà chua vào xào đến khi ra nước thì thêm gia vị rồi tắt bếp.
- Khi nước sôi cho cả cà chua với sâu vào, tiếp tục đun tới khi sấu chín nổi lên trên. Cho tiếp dọc mùng và nước me vào, thử lại nước dùng cho đến khi vừa miệng. Đun thêm một lúc rồi tắt bếp.
- Giờ bạn chỉ cần bày bún vào tô, thêm vài miếng sườn, rau thơm rồi múc nước dùng vào là có tô bún thơm ngon tuyệt vời.
Những món canh nấu với sấu mang đến hương vị độc đáo, tạo nên sự kết hợp hấp dẫn giữa vị chua ngọt của quả sấu và các nguyên liệu khác.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu quả sấu có tác dụng gì cũng như cách làm các món ăn ngon từ sấu. Mong rằng những thông tin trên sẽ thực sự có ích với bạn. Nhất là các công thức nấu ăn trên sẽ giúp chị em biết thêm những cách làm món mới, gia tăng khẩu vị và tăng cường sức khỏe cho gia đình mình.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn các cách bảo quản giá đỗ không bị thâm đơn giản
Th12
Chia sẻ cách làm nộm rau má đơn giản ngay tại nhà
Th12
Cách làm sinh tố rau má thơm ngon dinh dưỡng cho cả nhà
Th12