Tiết lộ 10 tác dụng của củ sả và những lưu ý khi sử dụng

Từ lâu tác dụng của củ sả đã được nhiều chuyên gia y tế chú trọng trong hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe. Song thực chất loại thảo dược này có thực sự tốt hoàn toàn với mọi người và mọi tình trạng bệnh? 10 tác dụng tuyệt vời của củ sả được tiết lộ ngay sau đây sẽ là cẩm nang quan trọng bạn cần lưu ngay.

Tác dụng của củ sả với sức khỏe

Củ sả là một loại thảo dược và gia vị. Với các chất thiết yếu cho sức khỏe con người, củ sả ngày càng được dùng phổ biến bởi nhiều tác dụng tuyệt vời.

Chống viêm và giảm đau

Củ sả được nhiều người sử dụng trong chống viêm và giảm đau nhờ các hợp chất sinh học như gingerol và shogaol. Chúng có khả năng ức chế các phản ứng viêm nhiễm thông qua ức chế hoạt động các enzyme gây viêm. Đồng thời giảm đau bằng cách tác động đến các đường truyền tín hiệu đau trong hệ thần kinh. Chất này sẽ tạo ra một hiệu ứng giảm đau tự nhiên cho cơ thể.

tác dụng của củ sả
Củ sả được nhiều người sử dụng trong chống viêm và giảm đau nhờ các hợp chất sinh học như gingerol và shogaol (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra, công dụng củ sả còn được nhắc đến với khả năng làm giãn mạch máu, thư giãn các cơ, cải thiện lưu thông máu và kiểm soát căng thẳng cơ bắp. Đó là lý do loại củ này được sử dụng nhiều trong giảm đau và giải tỏa mệt mỏi.

Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

Công dụng của củ sả còn phải kể đến hệ tiêu hoá. Chúng giúp kích thích sự tiết ra các enzyme tiêu hóa trong dạ dày và ruột. Từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tiêu hoá, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.

tác dụng của củ sả
Củ sả hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng (Ảnh sưu tầm)

Bên cạnh đó, một trong những tác dụng củ sả là hương thơm dễ chịu cải thiện cảm giác buồn nôn. Kết hợp với các hợp chất khác có thể đẩy lùi đầy bụng, khó tiêu và giảm “áp lực” cho dạ dày và thành ruột.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng củ sả có khả năng làm giảm vi khuẩn Helicobacter pylori, một nguyên nhân gây viêm loét cho dạ dày. 

Chống nấm và vi khuẩn

Hợp chất gingerol có trong củ sả có tác dụng tốt để kháng khuẩn. Chất có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn gây hại, ngăn chặn sự lây lan các nhiễm trùng vi khuẩn.

Đặc biệt là khả năng ức chế sự phát triển của một số loại nấm gây bệnh. Điều này có thể lý giải việc củ sả thường được dùng trong liệu pháp điều trị các vấn đề về nấm da, nấm móng,…

Giảm stress, tăng cường miễn dịch

Hương thơm của củ sả tươi hay tinh dầu có thể thư giãn hệ thần kinh, giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư thái. Chúng tác động tới các dẫn xuất hoocmon và các hệ thống thần kinh liên quan đến tâm trạng của người sử dụng. Cảm nhận mùi hương thơm từ củ sả sẽ kích thích tạo ra các tín hiệu cảm xúc tích cực, tăng cường thư giãn cho cơ thể.

tác dụng của củ sả
Hương thơm của củ sả tươi hay tinh dầu có thể thư giãn hệ thần kinh, giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư thái (Ảnh sưu tầm)

Một số nghiên cứu cho thấy củ sả có khả năng ổn định các mức độ hoocmon stress, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng, lo âu.

Bên cạnh đó, các chất có khả năng chống oxy hóa trong sả được biết đến như “chiếc khiên” tăng cường hệ thống miễn dịch. Sử dụng xả sẽ bảo vệ tế bào cơ thể khỏi tác động các phân tử gây hại và chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Kiểm soát huyết áp

Củ sả giúp mạch máu mở rộng hơn, cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực đối với tường mạch và ổn định huyết áp. Ngoài ra, bạn có thể dùng sả để hỗ trợ chức năng thận và loại bỏ natri khỏi cơ thể. Việc kiểm soát lượng natri là điểm cộng để điều hoà áp lực mạch máu và huyết áp hiệu quả.

Chăm sóc da

Củ sả có một số tác dụng trong chăm sóc da nhờ khả năng chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Tiêu biểu là Ingerol và Zingerone có trong sả được dùng để làm dịu tình trạng kích ứng, sưng đỏ bề mặt da. 

Dùng củ sả hay các sản phẩm làm từ sả cũng giúp bạn bảo vệ da khỏi tác động từ các phân tử gây hại ngoài môi trường và tia tử ngoại. Từ đó bảo vệ làn da của phái đẹp khỏi lão hoá sớm và duy trì sự tươi trẻ.

tác dụng của củ sả
Dùng củ sả bảo vệ làn da của phái đẹp khỏi lão hoá sớm và duy trì sự tươi trẻ (Ảnh sưu tầm)

Thêm vào đó, loại củ này còn được dùng để tẩy tế bào chết góp phần cải thiện sắc tố da, cung cấp độ ẩm làm cho da mềm mịn hơn. Ngoài ra chúng cũng thực hiện tốt chức năng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và các nhiễm trùng da khác. Đặc biệt là sự phát triển của mụn trứng cá và mụn viêm.

Điều trị cảm lạnh, cảm cúm

Hương thơm của sả được ứng dụng phổ biến trong làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp và khó thở. Bởi các hợp chất chống viêm của sả sẽ làm giảm tình trạng viêm sưng đường hô hấp. Hơn nữa, củ sả còn có hiệu quả tốt trong điều trị đau nhức cơ khớp khi cảm lạnh. Uống hoặc súc miệng với nước củ sả nóng sẽ giúp bạn làm dịu tình trạng đau họng, đồng thời làm ấm cơ thể.

Kiểm soát lượng chất béo

Một trong những tác dụng tuyệt vời của củ sả là kích thích tiết chất mật và quá trình tiêu hoá chất béo. Vì vậy đây là lựa chọn tuyệt vời từ thiên nhiên để bạn cải thiện việc tiêu hóa mỡ, hỗ trợ quá trình giảm cân an toàn. 

Ngoài “thiêu đốt” chất béo, củ sả còn làm giảm cảm giác đói và kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ. Hương thơm của sả tạo cảm giác no và giảm nguy cơ tiêu thị lượng thức ăn quá lớn.

Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt bị rối loạn

Với chị em phụ nữ, củ sả được coi là phương pháp hữu hiệu trong điều trị một số triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt như chu kỳ không đều, đau bên hông dưới bụng dưới. Bởi loại thảo dược này có các chất chống viêm có khả năng giảm đau và sưng tại khu vực bên hông dưới bụng, giảm triệu chứng đau thường thấy trong kỳ kinh cho phái nữ.

tác dụng của củ sả
Củ sả được coi là phương pháp hữu hiệu trong điều trị một số triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt (Ảnh sưu tầm)

Một số nghiên cứu cũng cho rằng củ sả có thể tác động đến cân bằng hoocmon trong cơ thể, giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

Tinh dầu sả tạo khử mùi

Sả nói chung và củ sả nói riêng được biết đến với hương thơm thư giãn. Hơn hết là khả năng khử mùi khá tốt. Thay vì chỉ đơn thuần che mùi khó chịu, tinh dầu sả có thể tạo ra một tầng mùi thơm mới, làm dịu và làm mất đi mùi không mong muốn.

Như vậy có thể thấy củ sả có nhiều tác dụng hữu ích với con người. Nếu tận dụng tốt, đây sẽ phương pháp hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên an toàn cho người dùng. 

Không phủ nhận tác dụng của củ sả, nhưng khi sử dụng loại thảo dược này bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng.

Những lưu ý khi sử dụng cây củ sả

Khi sử dụng củ sả chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau.

Tác dụng phụ khi dùng sả củ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng củ sả như:

  • Sử dụng quá mức có thể gây ra cảm giác nóng trong, đặc biệt là người có cơ địa nóng dẫn đến mất ngủ, lo lắng và tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Người có khả năng dị ứng hoặc quá mẫn cảm đối với củ sả có thể gặp phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu gồm ngứa, sưng, đỏ, thậm chí nóng rát.
  • Có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa, đặc biệt là khi ăn sống hoặc uống nước củ sả số lượng lớn. 
  • Có thể tương tác với một số loại thuốc, nhất là thuốc chống đông máu và thuốc điều trị tình trạng tim mạch.
  • Gây ra kích thích cho hệ tiêu hóa trong đó bao gồm cả người dạ dày nhạy cảm. Các triệu chứng gồm đau bao tử, ợ nóng và khó tiêu.

Bên cạnh một số trường hợp trên, khi dùng củ sả hoặc bất kỳ sản phẩm nào từ sả bạn cũng cần chú ý đến đối tượng không nên dùng sả.

Những đối tượng không nên dùng sả

Một số đối tượng nên hạn chế hoặc không nên sử dụng sả gồm:

  • Người mắc bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày, thận, gan và các vấn đề về tim mạch. Vì sả có thể gây kích thích và tác động đến hệ tiêu hóa và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
  • Người có tiền sử dị ứng với sả hoặc các thành phần trong sả.
  • Phụ nữ có thai hạn chế sử dụng tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu thuộc một trong những đối tượng và trường hợp trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Với các tác dụng của củ sả ở trên có thể thấy đây là phương pháp thiên nhiên hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe con người. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những tác dụng phụ cùng những lưu ý quan trọng. Bạn đừng quên lưu lại để có thêm những “bài thuốc” dân gian hay, an toàn, hữu ích cũng như tránh những ảnh hưởng xấu không đáng có xảy ra.

Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp SASAKI luôn theo đuổi 5 lợi ích cốt lõi để từ đó không ngừng phát triển, không ngừng cống hiến. Năm lợi ích đó là: "Lợi ích cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên, lợi ích cho môi trường, lợi ích cho đất nước và cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *