Hướng dẫn các kỹ thuật trồng sầu riêng cho mùa bội thu

Kỹ thuật trồng sầu riêng và cách chăm sóc được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn giành cho nhiều vùng đất khác nhau, chi tiết từng vùng miền người trồng cần tham khảo thêm từ những nhà nông nhiều kinh nghiệm

Đặc điểm sinh trưởng của sầu riêng

Sầu riêng là cây thích hợp khi hậu thuộc vùng nhiệt đới, do đó nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển tốt dao động từ 23 đến 33 độ C.

Sầu riêng thích hợp khí hậu có độ ẩm cao nhưng không chịu được ngập nước, chính vì vậy nhà vườn cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây vào mùa khô và hạn chế ngập úng vào mùa mưa. Là lọai cây kén đất, nó phát triển tốt trên một số loại đất nhất định nhưng để đạt năng suất, chất lượng cao thì bà con nên trồng sầu riêng ở vùng đất thịt pha cát hoặc phù sa, bazan … Ở nước ta sầu riêng được trồng nhiều nhất trên đất phù sa có độ phèn thấp dọc sông Tiền, Sông Hậu, và vùng đất đỏ ở Tây Nguyên.

kỹ thuật trồng sầu riêng
Sầu riêng được trồng nhiều nhất trên đất phù sa có độ phèn thấp dọc sông Tiền, Sông Hậu, và vùng đất đỏ ở Tây Nguyên

Sầu riêng thuộc cây cổ thụ thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 25 đến 30m, cây có tán lá thưa. Mặc dù vậy hiện nay với các biện pháp cang tác nghich vụ và thu hoạch năng suất cao, cây sầu riêng trồng chuyên canh không có tuổi thọ cao, Rễ của cây có thể ăn sâu xuống lòng đất 7 đến 9m, nhưng cây rất dễ bị mất gốc khi gặp gió lớn, cần trồng ở các vùng ít gió để hạn chết thiệt hại cây trong mùa mừa bão.

Sau khi trồng 4 đến 5 năm cây sẽ cho thu hoạch, quả có màu xanh, xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo, rất thơm. Sầu riêng được xem là vua trái cây, có thể ăn tươi, hoặc chế biến nhiều loại bánh như bánh crep, bánh pía.

Giống cây sầu riêng​

Sầu riêng có 3 phương pháp nhân giống chính:

  • Ươm hạt là phương pháp nhân giống từ xa xưa, đây là cách nhân giống dễ dàng nhất bằng cách ươm cho hạt mọc thành cây. Phương pháp này có ưu điểm là cây có sức đề kháng tốt với sâu bệnh, nhưng nó sẽ bị lai do thụ phấn chéo và các nguyên nhân khác, trái của cây trồng sẽ không giống với cây bố mẹ mà ta mong muốn.
  • Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính, trái của cây con sẽ mang đặc tính đầu đủ của cây bố mẹ, như các đặc tính người trồng sầu riêng mong muốn, như năng suất cao, cơm vàng, hạt lép, dễ đậu trái. Nhưng cây chiết sẽ có bộ rễ yếu rất dễ bị đổ ngã khi có gió, và sức đề kháng sâu bệnh không cao.
  • Ghép là cách nhân giống phổ biến nhất hiện nay, cây ghép nó mang đày đủ những đặc điểm của cây chiết, đồng thời nó chống chịu được đổ ngã và kháng sâu bệnh gần tương tự cây ươm hạt. 99% những cây sầu riêng trồng mói chuyên ghiệp hiện nay là cây ghép.

Giống là một yếu tố quan trọng, cùng với đó kỹ thuật trồng sầu riêng thực tế trên vườn sẽ mang yếu tố quyết định.

Kỹ thuật trồng câu sầu riêng

Sau khi chọn được giống cây khỏe, chất lượng từ nơi bán có uy tín, nên chọn cây giống thẳng, rễ phát triển tốt, có từ 3 cành trở lên, cây giống cao khoảng 80cm, đường kính cây giổng khoảng từ 0.8cm trở lên.
Tiến hành đào hố, bón lót trước khi trồng khoảng nữa tháng bằng phân bón hữu cơ như phân chuồng hoai mục.

Nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh, mật độ từ 100 đến 150 cây/ha, khoảng cách 8m-10m/cây tùy vùng đất và mục tiêu.

  • Trước khi trồng mới bà con nên bảo phân ở trong hố từ trên xuống dưới, ngoài vào trong cho phân được đều khắp hố, trộn đều phân và đất.
  • Ở trong hố trồng bà con tạo điểm đặt cây sầu riêng, tùy theo kích thước của bầu để bà con tạo hố cho phù hợp. Ở giữa hố trồng bà con đào 1 lỗ sâu dưới mặt đất đối với vùng cao như ở Tây Nguyên, có đường kính lớn hơn bầu ươm 1 – 2cm. Nếu ở đồng bằng sông Cửu Long thì không đào lỗ mà đắp mô đất cao lên, các bước trồng khác làm tương tự.
  • Dùng hoặc kéo sắc cắt bỏ phần rể thừa, rễ cong, sau đó nhẹ nhàng rạch một đường dài dọc bao bầu cẩn thận không làm bể bầu. Đặt bầu cây vào hố trồng, sao cho mặt bầu cao hơn hố trồng rồi nhẹ nhành tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, tránh làm hư hại bộ rể cây. Khi đặt bầu bà con cố gắng đặt cho cây giống thẳng, không nên đặt bầu ươm quá nông hoặc quá cạn.
  • Phủ đất lên mô và nén chặt, bà con nên phủ đất ở ngoài thấp hơn miệng bầu để khi tưới nước không bị ngập đọng lại ở rễ cây.
  • Cắm cọc giữ cây có thể sử dụng cọc tre, nứa gỗ tùy theo kích thước của cây trồng.Tưới nước sau khi trồng, bà con tiến hành tưới nước giữ độ ẩm cho cây sau khi trồng.., Che năng đối với những mùa có nắng quá gay gắt.

Cách bón phân cho cây sầu riêng

Khi bón phân cho cây sầu riêng cần xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi theo giai đoạn phát triển, thổ nhưỡng, năng suất của cây. Chính vì thế tùy thuộc vào khả năng sinh trưởng của cây mà bà con điều chỉnh được lượng bón cho phù hợp.

Về nhu cầu dinh dưỡng, cây sầu riêng cần đầy đủ đã, trung, vi lượng đặc biệt là nhu cầu Kali.​

  • Đạm (N) : Là 1 trong số nguyên tố cần thiết cho sự phát trển của cây. Đặc biệt là lá,thân, cành, quả, hạt, … nếu thiếu đạm lá cây sẽ bị vàng, rùng còn thừa đạm thì sâu hại tấn công, khả năng đậu quả thấp, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường, mất gai, nứt quả…
  • Lân (P) : Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng tương đối thấp, nhưng nếu thiếu lân lá sẽ chuyển sang màu xỉn, mép của lá non bị cháy đỏ, nếu thiếu lân nặng thì lá cây sẽ bị rụng và cành sẽ bị khô chết.
  • Kali (K) : K đặc biệt quan trọng đối với cây khi ra quả. Cây được cung cấp đủ sầu riêng sẽ cho chất lượng quả cao, thịt thơm ngon. Ngoài ra K còn giúp sầu riêng chắc không bị đổ ngã, tăng khả năng chống chịu của cây trước thời tiết. Nếu thiếu K mép sẽ có màu vầng cam rồi xám nâu rồi khô và rụng.

Nên sử dụng loại phân bón hữu cơ giúp cây phát triển bền vững, môi trường canh tác, đất được cải tạo tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị của sầu riêng. Từ đó, chất lượng thành phẩm từ sầu riêng sẽ đạt điểm tuyệt đối, giúp các loại hoa quả sấy khô vươn ra thị trường quốc tế. 

Sử dụng phân bón hữu cơ sẽ tạo được chất đệm tốt, cải tạo đất hiệu quả, khiến đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm cao, tăng hàm lượng hữu cơ trong đất. Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, từ đó giúp cây tròng phát triển tự nhiên và tăng sức đề kháng.

Hạn chế phận bón vô cơ, thuốc BVTV, bởi nếu bà con sử dụng phận bón vô cơ, thuốc BVTV trong thời gian dài sẽ khiến môi trường canh tác, đát bị thoái hóa. bạc màu, các vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt thiên năng suất của cây sầu riêng sụt giảm.

Giai đoạn cây con cần bón 5- 10kg phân hữu cơ/năm, kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao như: 16-16-8, 20-20-15, và tăng dần ở những năm đầu cho trái. 

Hướng dẫn phòng trừ sâu hại

Các loại sâu gây hại chính khi cây còn nhỏ:

Rầy phấn (Allocaridara malayensis Crawford)

Cách gây hại

Rầy trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non, lá bị hại thường có những chấm vàng, khi bị hại nặng lá thường khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa, đậu trái của cây. Ngoài ra, rầy còn tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển. Rầy phát triển mạnh vào các tháng nắng.

Phòng trị

Khi lá non vừa ra thường xuyên phun nước để làm giảm mật số trưởng thành của ấu trùng, điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dễ trừ rầy. Khi mật độ rầy cao dùng các loại thuốc BVTV có hoạt chất như: Fenobucarb, Dimethoate, Cypermethrin (Bassa 50EC, Bitox 40EC, Cyper 25EC, …) để phun.

Rệp sáp (Planococcus sp)

Cách gây hại

Chúng tấn công trên trái từ khi trái còn non, rệp sáp trong quá trình gây hại còn tiết ra mật đường tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm giá trị thương phẩm của trái.
Phòng trị

Thường xuyên thăm vườn kiểm tra; phun nước vào trái có thể rửa trôi rệp sáp trên trái, tỉa bỏ những trái non bị nhiễm nặng, không nên trồng xen cây cà phê, mãng cầu trong vườn; mật độ gây hại cao dùng các loại thuốc có hoạt chất như: Methidathion, Acephate (Supracide 40EC, Monster 40EC,…) để phun.

Nhện đỏ (Eutetranychus sp)

Cách gây hại

Thành trùng có hình oval dẹp màu đỏ đến đỏ nâu, thành trùng sống 6-7 ngày, nhện đẻ từng trứng rải rác trên mặt lá, trứng nhện hình tròn màu đỏ. Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm ở vùng nhiệt đới, khả năng sinh sản cao, vòng đời ngắn, gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái của cây.
Phòng trị

Phun nước lên lá tạo độ ẩm trong mùa nắng sẽ làm giảm mật độ nhện, đồng thời tạo điều kiện cho thiên địch có lợi phát triển. Khi mật độ cao dùng các loại thuốc BVTV có hoạt chất như: Hexythiazox, Propargite, Dicofol (Nissorun 5EC, Comite 73EC, Kelthane 18,5EC,…) để phun.

Cách tỉa cành, tạo tán

Tỉa bỏ các cành:
+ Cành mọc từ gốc ghép, mọc đứng.
+ Cành ốm yếu và chỉ để một ngọn.
+ Cành bị sâu bệnh.
+ Cành mọc gần mặt đất, chỉ để cành thấp nhất mang trái trên 1 mét.
+ Cứ một vị trí trên thân chỉ để 1 cành (tránh bị tét).
+ Khoảng cách các cành khi cây còn nhỏ là 10cm, cây lớn 30cm.
Giữ lại cành:
Mọc ngang, ở độ cao hợp lý, phân bố đều các hướng, cành khoẻ mạnh.
Tỉa hoa, trái:
+ Trước 30 ngày sau khi đậu trái cần tỉa bỏ bớt hoa.
+ Các loại trái cần tỉa bỏ như: mọc dày, méo mó, sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng sầu riêng
Trước 30 ngày sau khi đậu trái cần tỉa bỏ bớt hoa

Như vậy, người nông dân cần tìm hiểu đầy đủ thông tin trước khi bắt tay vào canh tác. Khi trồng và thu hoạch với sản lượng tốt, sầu riêng có thể được bán tươi hoặc chế biến thành các loại thức ăn nhanh với giá trị cao.

Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp SASAKI luôn theo đuổi 5 lợi ích cốt lõi để từ đó không ngừng phát triển, không ngừng cống hiến. Năm lợi ích đó là: "Lợi ích cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên, lợi ích cho môi trường, lợi ích cho đất nước và cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *