Hải sản như tôm, cá, mực,…không chỉ được cung cấp tươi sống, mà sấy khô cá, tôm, mực cũng là cách để bảo quản lâu dài, trở thành một mặt hàng thực phẩm rất được thị trường ưa chuộng. phơi sấy tự nhiên và sấy bằng máy sấy thủy hải sản là phương pháp được sử dụng phổ biến.
Mục Lục
Các phương pháp sấy khô thủy sản phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có 2 phương pháp sấy khô thủy sản phổ biến được người dân sử dụng.
Phương pháp phơi nắng thủy sản nắn
Kỹ thuật phơi sấy cá khô thủ công này được áp dụng từ rất lâu đời và cho đến nay nhiều hộ kinh doanh các sản phẩm khô sấy vẫn áp dụng.
Các bước tiến hành phơi khô cá sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Xếp cá đã được sơ chế sạch lên vỉ/dàn phơi
-Tiến hành xếp cá trên các dàn hoặc vỉ phơi đã được chuẩn bị sẵn. Lưu ý nên xếp cá nhẹ nhàng, tránh miết cá xuống vỉ để không làm trầy lớp da cá.
Bước 2: Đặt vỉ cá cần phơi lên giàn
-Khi đặt vỉ cá lên giàn bạn cần đảm bảo chúng chắc chắn, không bị ngã đổ, đặt ở vị trí nhiều nắng, có thể đặt nghiêng để tận dụng tối đa ánh nắng.
-Nên phơi cá khi trời nắng với nhiệt độ không khí trong khoảng 25 – 40 độ C. Luôn tay trở đều cá trong quá trình phơi. Phơi cá từ sáng đến 1-2h chiều. Sau đó tiến hành phơi mát bằng cách xếp nghiêng vỉ cá, tránh ánh nắng trực tiếp.
-Để cá đạt được chất lượng và khô đều nên kết hợp phơi nắng cùng phơi mát hay ban ngày phơi nắng và tối ủ ấm cho đến ngày hôm sau đem ra phơi lại.
Bước 3: Thu nhận cá khi đã đạt chất lượng và tiến hành bảo quản cá
Đây cũng là phương pháp sấy hải sản mà nhiều ngư dân sử dụng trong suốt quá trình bảo quản trước khi xuất hàng đi các nhà máy chế biến.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp phơi sấy này là quá phụ thuộc vào thời tiết, chất lượng khó đảm bảo đồng đều, dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm và chỉ phù hợp với kinh doanh qui mô nhỏ, lẻ hộ gia đình. Ngoài phương pháp phơi nắng, để làm khô cá còn áp dụng phương pháp xông khói.
Sau khi nhận thấy nhiều nhược điểm của phương pháp sấy thủy sản truyền thống, các nhà nghiên cứu đã dành tâm huyết để nghiên cứu ra một loại máy sấy có khả năng sấy thủy, hải sản tốt hơn chất lượng hơn. Trong đó, nổi trội là dòng máy sấy lạnh Sasaki.
Sấy cá khô bằng máy sấy lạnh
Khâu chế biến trước khi sấy là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cá. Bỏ sạch ruột cá, phơi khô se bề mặt hay hun khói.
Khi tiến hành sấy cá, nhiệt độ của máy sấy nên cài đặt với thông số phù hợp. Với máy sấy lạnh SASAKI bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ sấy cá trong khoảng 50 độ – 80 độ C(Mức thông số chung) tùy vào từng loại cá, độ ẩm ở mức 10 – 30% tùy theo yêu cầu độ khô ở cá. Thời gian sấy sẽ tùy theo từng bề dày của cá mà cài đặt thời gian cho phù hợp.
Cá đã đạt được chất lượng tiêu chuẩn, khô đều, cứng và không dính tay, hãy tiến hành làm mát thành phẩm bằng cách để ngoài trong vòng 1h đồng hồ để làm mát. Đóng gói cá khô sấy và bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
Để được mẻ cá khô sấy chất lượng sẽ cần phải lưu ý qua nhiều vấn đề như sau:
-Nhiệt độ máy sấy nên cần nâng dần từ thấp lên cao, tránh tăng đột ngột để cá được khô dần đều.
-Nên làm khô bề mặt cá trước khi cho vào máy sấy.
-Cá khô sấy đạt chất lượng phải có màu tự nhiên, có mùi thơm, đạt vị ngọt, thịt dai, khô nhưng không bị mục nát
So với phương pháp sấy khô truyền thống, sấy bằng máy sấy thực phẩm thực phẩm “nhàn hơn”, sấy nhanh, vệ sinh mà chất lượng lại không quá khác biệt, vẫn đảm bảo độ ngon của thành phẩm. Tham khảo một số dòng máy sấy thủy sản tốt nhất bên dưới.
Top 3 máy sấy lạnh thủy sản bán chạy nhất thị trường
Với phương pháp sấy chất lượng, thị trường sấy hải sản đang ưa chuộng một số dòng sản phẩm sau:
Máy sấy lạnh HPTSASAKI0810 – 1000kg/lượt sấy
Máy sấy lạnh HPTSASAKI0810 có công suất 1000 kg nguyên liệu tươi ở 1 lần sấy phục vụ cho dịch vụ công nghiệp. Máy sấy HPTSASAKI0810 là sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà máy có công suất sấy lớn trở lên.
- Khung máy: Inox, thép
- Chất liệu khay sấy: Khay nhựa chịu nhiệt (810 x 600)
- Nhiệt độ sấy: 10 – 80°C
- Công suất tiêu thụ điện: 10.3 Kwh
- Số lượng khay sấy: 396 (192m2)
Máy sấy lạnh HPTSASAKI0815 – 1500kg/lượt sấy
Máy sấy lạnh HPTSASAKI0815 sấy được 1500 kg nguyên liệu tươi phục vụ cho công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sấy 1000kg nguyên liệu tươi/ mẻ. Máy sấy HPTSASAKI0815 là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp có công suất sấy lớn trở lên.
- Khung máy: Inox, thép
- Chất liệu khay sấy: Khay nhựa chịu nhiệt (810 x 600)
- Nhiệt độ sấy: 10 – 80°C
- Công suất tiêu thụ điện: 11.3 Kwh
- Số lượng khay sấy: 572 (278m2)
Máy sấy lạnh HPTSASAKI0825 – 2500kg/lượt sấy
Máy sấy lạnh SASAKI với công suất cực lớn đáp ứng sản lượng 2,5 tấn nguyên liệu tươi/ mẻ sấy. Với công nghệ hiện đại nhất so với các dòng máy sấy lạnh trên thị trường, máy sấy SASAKI sấy đa chủng loại là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp có sản lượng sấy lớn.
- Khung máy: Inox, thép
- Chất liệu khay sấy: Khay nhựa chịu nhiệt (810 x 600)
- Nhiệt độ sấy: 10 – 80°C
- Công suất tiêu thụ điện: 19.0 Kwh
- Số lượng khay sấy: 1100 (535m2)
Tùy vào năng lực sản xuất mà nhà máy có thể lựa chọn các dòng máy sấy lạnh có công suất khác nhau. Về chất lượng và linh kiện của từng máy hầu như không thay đổi nên doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Qua những nội dung chia sẻ về phương pháp sấy khô thủy sản đã giúp bạn hiểu thêm về kỹ thuật để làm nên những món về thủy sản khô sấy ngon lành. Các bước thực hiện đơn giản, bạn có thể áp dụng phương pháp sấy khô truyền thống để làm tại nhà. Nhưng nếu là hộ kinh doanh bạn có thể quan tâm đến các sản phẩm máy sấy thực phẩm tại sasaki làm cho ra những mẻ cá bao ngon, bao sạch.
Bài viết liên quan
Giải pháp chế biến hiệu quả giúp nâng cao giá trị hải sản
Th7
Rong nho tươi và rong nho khô hay rong nho tách nước có gì khác biệt?
Th7
SASAKI tại triển lãm quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam 2023
Th4