Tác dụng của rễ cây chùm ngây được biết đến là giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng làm sao để tận dụng tối đa các dưỡng chất đó cho cơ thể không phải ai cũng biết. Và các chia sẻ sau đây hứa hẹn sẽ là những kiến thức hữu ích để người dùng biết rõ về loại thảo dược này cũng như sử dụng đúng cách và chế biến đúng chuẩn.
Mục Lục
Tác dụng của rễ cây chùm ngây
Cây chùm ngây là loại thực vật thảo dược có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và ôn đới của châu Á gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,… Từ lâu, loại cây này đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với tác dụng hữu hiệu trong làm đẹp và sức khỏe. Trong đó phải kể đến phần rễ cây. Vậy rễ cây chùm ngây có tác dụng gì?
Các lợi ích khi sử dụng rễ cây chùm ngây gồm:
- Cải thiện tuần hoàn máu bằng thúc đẩy tạo ra và cung cấp thành phần cần thiết cho tế bào máu. Từ đó tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất đến các bộ phận cơ thể.
- Tác dụng của rễ cây chùm ngây phải kể đến khả năng kích thích tái tạo tế bào da, làm lành các vết thương trầy xước và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Làm dịu và giảm căng thẳng, lo âu, góp phần cải thiện tâm trạng và tập trung.
- Nâng cao trí nhớ và tư duy, hỗ trợ sức khỏe não bộ và hoạt động trí tuệ.
- Bảo vệ gan khỏi tổn thương do các tác nhân có hại như chất độc tố và oxy hóa.
- Chống viêm, kháng vi khuẩn và kháng nấm trong quá trình phòng và điều trị nhiễm trùng.
- Được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, serum và kem chống nắng nhờ khả năng tái tạo tế bào và làm dịu da.
Như vậy tác dụng của rễ cây chùm ngây với sức khỏe là không hề nhỏ. Việc tận dụng những lợi ích trên sẽ là cách lý tưởng để bồi bổ cơ thể, tăng miễn dịch. Và để khai thác tối đa giá trị của thảo dược, bạn cần có cách sử dụng hợp lý.
Cách sử dụng rễ cây chùm ngây
Rễ cây chùm ngây được sử dụng nhiều với các cách chế biến khác nhau. Song trước khi dùng bạn cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế hoặc bác sĩ. Làm như vậy để biết tình trạng cơ thể, từ đó có liều lượng cũng như cách dùng tương ứng.
Một số cách dùng rễ cây chùm ngây phổ biến hiện nay cho bạn tham khảo có thể kể đến như làm nước uống, ngâm rượu. Việc đa dạng kiểu chế biến sẽ gia tăng giúp tận dụng tốt tác dụng của rễ cây.
Uống rễ cây chùm ngây
Công dụng của rễ chùm ngây khi sắc nước uống là củng cố sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì chúng có lợi trong điều hoà tâm trạng, giảm căng thẳng âu lo. Đồng thời tăng tuần hoàn máu, giảm viêm, nâng cao sức đề kháng và làm lành vết thương. Ngoài ra đây cũng là công thức để da thêm phần mềm mịn.
Để làm nước uống rễ chùm ngây sẽ có các bước cơ bản sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Từ 15 – 20 g rễ cây chùm ngây
- 2 – 3 cốc nước sạch
- Mật ong hoặc đường
Cách làm
- Rửa sạch rễ cây bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn. Cắt thành từng khúc nhỏ hoặc miếng nhỏ.
- Đun sôi một nồi hoặc ấm nước. Thêm rễ vào và đun lửa nhỏ tầm 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
- Để nguyên rễ cây trong ấm nước nóng 5 – 10 phút để các hợp chất trong thảo dược hoà tan hoàn toàn với nước.
- Thêm mật ong hoặc đường và khuấy đều. Hoặc với người không “hảo” ngọt thì không cần mà có thể để nguyên. Để nước nguội hoặc ấm tuỳ sở thích là có thể uống trực tiếp và có thể dùng hằng ngày như một thức uống giải khát.
Sử dụng rễ cây chùm ngây ngâm rượu
Rễ cây chùm ngây ngâm trong rượu không còn xa lạ với cánh mày râu. Và tác dụng của rễ cây chùm ngây ngâm rượu được thể hiện ở tác dụng trị tăng cholesterol, lipid máu và triglycerid, đồng thời làm giảm acid uric. Bên cạnh đó chúng còn hỗ trợ ngăn sỏi oxalate, u xơ tiền liệt tuyến. Đặc biệt sẽ rất tốt với những ai cần nâng cao tuần hoàn máu, dưỡng khí và tăng cường sinh lực.
Không phủ nhận tác dụng của rễ chùm ngây ngâm rượu, song khi sử dụng bạn nên tham khảo hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc chuyên gia thảo dược. Làm như vậy để tránh quá liều dẫn đến hiệu quả ngược.
Cách làm rượu ngâm với rễ chùm ngây có các công đoạn sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- 50 – 100 g rễ chùm ngây tươi hoặc khô có tuổi đời 5 năm
- Lọ thuỷ tinh hoặc bình sứ có nắp kín
- Rượu trắng nấu thủ công nồng độ 40 – 45 độ
Cách làm
- Rửa sạch rễ cây, thái thành các mảnh nhỏ hoặc lát mỏng đều nhau tầm 0.5 cm. Nếu chùm ngây tươi thì đem phơi khô 5 – 7 nắng. Một mẹo nhỏ là ngâm bằng rễ khô sẽ thu được rượu thơm hơn tươi.
- Đem sao vàng trên chảo, đảo đều 7 – 10 phút thì bắc ra.
- Ngâm với rượu và để qua 3 tháng là có thể sử dụng. Nếu để càng lâu chất lượng của rượu càng tốt do tỷ lệ hòa tan dưỡng chất càng cao.
Lưu ý: Bạn có thể tiến hành hạ thuỷ hoặc thêm mật ong để nâng cao chất lượng rượu. Có thể dùng bã thuốc lượt 2, 3 để ngâm lại nhưng hiệu quả sẽ không còn như lần 1.
Về liều lượng sử dụng, nhìn chung chỉ nên uống khoảng 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần 20 – 50 ml (tương đương 1 ly nhỏ). Đặc biệt những người bị dạ dày, xơ gan tuyệt đối không nên dùng.
Qua các công dụng của rễ cây chùm ngây cũng như cách ứng dụng có thể khẳng định đây chính là loại thảo dược mà người dùng nên bổ sung hằng ngày. Nhất là khi chúng được trồng nhiều với giá thành phải chăng.
Ngoài ra, để sử dụng rễ chùm ngây hiệu quả tốt nhất cho cơ thể bạn cần ghi nhớ một số chú ý nhỏ.
Những lưu ý khi dùng rễ cây chùm ngây
Trước khi sử dụng rễ chùm ngây sẽ có các lưu ý quan trọng sau:
- Tham khảo tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về tình trạng sức khoẻ, các khả năng tương tác với thảo dược cũng như liều lượng tương thích.
- Tuân theo liều lượng được khuyến nghị để tránh gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc khác đang dùng.
- Có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thảo dược nào cần chú ý khi dùng. Bạn có thể dùng một ít trước, nếu thấy nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng, khó thở cần ngưng ngay và đi khám bác sĩ.
- Hạn chế với đối tượng người dùng là phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Thảo dược có thể tương tác với một số loại thuốc như chất chống đông máu, thuốc giảm đau, hoặc thuốc ức chế tạo sữa mẹ.
- Có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn ngủ và đau bụng.
- Dùng dạng sấy khô cần đảm bảo chất lượng về hương vị, giá trị dinh dưỡng để không mất hiệu quả khi sử dụng.
Hiện nay có đa dạng các phương pháp sấy khô rễ chùm ngây khác nhau như sấy tiếp xúc, tia hồng ngoại,… Nhưng để giữ được trọn vẹn dưỡng chất và không mất nhiều hương vị thì sấy lạnh là lựa chọn tối ưu. Là dòng máy chuyên dụng được đông đảo người dùng tin tưởng, máy sấy lạnh SASAKI sở hữu nhiều thế mạnh để có được thành phẩm khô cuối cùng tốt nhất.
- Thiết kế hiện đại, tự động hoá thông minh giúp người thực hiện không mất nhiều thời gian, công sức.
- Tiết kiệm năng lượng, hạn chế tiêu tốn điện năng tối ưu.
- Công nghệ sấy lạnh giữ vẹn nguyên màu sắc, hương vị và thành phần dưỡng chất như khi thực phẩm còn tươi, từ đó nâng cao giá trị kinh tế thành phẩm.
- Có thể sấy khô nhiều loại thực phẩm khác nhau gồm rau, củ, quả,…
- Đa dạng kích cỡ đáp ứng các nhu cầu khác nhau như 100 – 200 – 500 – 1000 – 1500 – 2500 kg/lần sấy.
Đó là số ít trong nhiều ưu điểm của máy sấy lạnh SASAKI. Đây sẽ là một lựa chọn hữu hiệu gia tăng chất lượng các món sấy nói chung và rễ chùm ngây nói riêng.
Tóm lại, tác dụng của rễ cây chùm ngây được thể hiện ở hàm lượng dưỡng chất phong phú giúp chúng sở hữu nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Từ tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ trí nhớ đến giảm căng thẳng và làm dịu da. Kết hợp với công thức làm nước uống và rượu ngâm, rễ chùm ngây đã chứng minh vai trò quan trọng trong cải thiện sức khỏe con người hiệu quả và an toàn.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn các cách bảo quản giá đỗ không bị thâm đơn giản
Th12
Chia sẻ cách làm nộm rau má đơn giản ngay tại nhà
Th12
Cách làm sinh tố rau má thơm ngon dinh dưỡng cho cả nhà
Th12