SASAKI xin gửi đến quý bạn đọc cách bảo quản vải sấy khô để được 365 ngày không làm ảnh hưởng đến chất lượng vải khô tiện dụng, đơn giản và trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tại sao phải sấy khô vải?
Cách bảo quản vải sấy khô
Với những cách bảo quản vải sấy khô dưới đây, đảm bảo bạn sẽ luôn có vải sấy với hương vị đặc trưng, đậm đà, dẻo thơm, giàu vitamin, sử dụng quanh năm, không lo hỏng, mốc.
Bảo quản vải sấy khô nơi thoáng mát, khô ráo
Sau khi mua về hoặc tự sấy tại nhà, vải phải được bọc trong hộp kín, túi nilon, túi zip được hàn hoặc buộc chặt để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với không khí. Nên đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh đặt ở nơi ẩm ướt.
Không để vải khô tiếp xúc với không khí quá lâu
Việc để vải khô tiếp xúc với không khí quá lâu, đặc biệt không khí có độ ẩm cao, vải sấy sẽ dễ bị hồi ẩm, không còn giữ được độ khô, về lâu dài sẽ gây ẩm mốc, hư hỏng, sử dụng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nếu số lượng vải cần bảo quản lớn, bạn nên chia nhỏ thành từng bọc khác nhau. Đến khi cần sử dụng, chỉ cần lấy đủ lượng để sử dụng, sau đó buộc chặt túi, tránh tiếp xúc với không khí ẩm ngoài môi trường trong thời gian dài sẽ làm vải mốc, hư hỏng.
Phơi vải khô định kỳ dưới ánh nắng
Để bảo quản vải sấy khô trong thời gian dài hơn, bạn nên phơi vải sấy trong vòng 2 đến 3 lần nắng nữa để đảm bảo vải đạt độ khô chuẩn. Quá trình phơi, chú ý đảo vải cho đều, nhẹ tay vừa đảm bảo vỏ được khô đều vừa không bị dập vỏ. Sau đó đưa vào vào bóng râm, để nguội hẳn rồi mới cho vào túi kín và buộc chặt. Bởi nếu bạn buộc chặt vào túi kín khi vải vừa phơi thì có thể gây hấp hơi trong túi và vải có thể bị ẩm mốc.
Để đảm bảo vải duy trì được chất lượng, khoảng 2-3 tháng bạn nên mở túi kiểm tra một vài quả xem vải sấy còn đảm bảo chất lượng không. Cẩn thận hơn, bạn có thể mang vải ra phơi thêm 1 đến 2 lần nắng như quy trình ban đầu để đảm bảo vải có chất lượng tốt nhất.
Trong trường hợp, nếu thấy vải có dấu hiệu bị ẩm, sẽ có cảm giác dính tay, vỏ bị mất độ giòn. Khi đó, bạn không thể chỉ đơn thuần phơi vải dưới ánh nắng mà cần phải cho vải vào lò nướng ở 100 độ để khôi phục lại độ giòn của vỏ và độ khô của thịt vải. Nhằm giúp thành phẩm vải sấy khô có thời gian bảo quản lâu hơn.
Phơi vải khô bằng túi hút chân không
Để bảo quản vải sấy khô một cách tốt nhất, bạn nên sử dụng túi hút chân không. Tiến hành chia vải ra từng túi nhỏ, dùng máy loại bỏ hết không khí, cuối cùng là ép kín miệng để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với không khí. Với cách bảo quản vải sấy khô này, thời gian bảo quản có thể hơn 1 năm, ngăn chặn khỏi các vi khuẩn, nấm mốc và rất thuận tiện khi bạn muốn vận chuyển đi xa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản vải sấy khô
Để có thể bảo quản vải khô được lâu, không chỉ cần các mẹo bảo quản đúng cách mà đặc điểm của vải sấy cũng ảnh hưởng nhiều đến việc có thể bảo quản lâu hay không. Cụ thể như sau:
Độ ẩm trong vải sấy khô
Sau khi sấy khô, phần nước trong vải đã được bay hơi gần hết, tùy theo công nghệ sấy khác nhau mà vải có độ ẩm khác nhau. Công nghệ sấy với độ ẩm thành phẩm càng thấp thì vải khô sẽ bảo quản lâu hơn. Độ ẩm lý tưởng của vải sau sấy là dưới 5%.
Chất lượng quả vải
Hiện tại trên thị trường với đa dạng loại vải: vải cấp 1, cấp 2, cấp 3, vải khô vỡ tuỳ vào chất lượng và thời gian sau hái. Với vải tươi kém chất lượng, bên trong đôi khi đã bị hư hỏng từ trước. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vải sau sấy.
Loại vải tươi, mới hái thường sẽ bảo quản lên đến 1 năm, ngược lại những loại bị sâu đầu, bị dập nhiều đốm đen ngoài vỏ thì chỉ có thể bảo quản tối đa từ 2-3 tháng.
Vải sấy khô có thể được sấy bởi nhiều phương pháp, công nghệ khác nhau. Trước đây, thường dùng phương pháp sấy truyền thống như phơi nắng, sấy lò than củi, cách làm này đơn giản, không tốn nhiều chi phí tuy nhiên thành phẩm vải sấy thường bị biến dạng, ngọt gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Ngày nay, để giữ được tối ưu hình dạng, màu sắc cũng như bảo quản được thời gian dài một cách dễ dàng, người ta thường chọn vải được sấy bằng công nghệ sấy lạnh.
Máy sấy lạnh SASAKI, dòng máy sấy lạnh bán chạy nhất thị trường hiện nay, có thể tối ưu độ ẩm của vải sau sấy dưới <5% (công nghệ thường từ 10-12%), giúp vải thiều sau sấy có thể kéo dài thời gian bảo quản từ 6 – 12 tháng. Thêm vào đó, máy áp dụng quy trình sấy khép kín 100% (không trao đổi khí với môi trường) nên mùi vị, dinh dưỡng của vải sấy vẫn giữ nguyên trong buồng sấy, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xem thêm:
- Cách sấy vải bằng máy sấy lạnh công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay
- Cách làm vải sấy bằng nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà
Với những hướng dẫn bảo quản vải sấy khô trong 365 ngày ở trên, mong rằng bạn sẽ áp dụng hiệu quả trong quá trình bảo quản vải sấy khô sử dụng cho cả gia đình. Để tìm hiểu thêm về máy sấy lạnh, các bạn vui lòng liên hệ Hotline 0968 723 079 để có thông tin cụ thể.
Bài viết liên quan
Cách làm mít sấy lạnh giữ nguyên mùi bằng máy sấy lạnh SASAKI
Th5
Những điều không phải ai cũng biết khi chế biến táo sấy khô
Th12
Cách làm Sapoche sấy dẻo đơn giản bằng máy sấy lạnh
Th12