Bật mí tác dụng của rau hẹ và các bài thuốc hiệu quả

Tác dụng của rau hẹ không chỉ dừng lại là gia vị tăng sức hấp dẫn cho món ăn, mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, không phải ai cũng được ăn loại rau này khi cần chú ý một số nguyên tắc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về rau hẹ qua các thông tin dưới đây.

Đặc điểm của rau hẹ

Cây rau hẹ thuộc loại rau xanh chi Allium với ưu điểm dễ trồng, ít cần chăm sóc và dễ dàng chế biến. Cây có chiều cao khoảng 20 – 40 cm, vị cay và hơi chua, mùi thơm nhẹ giống như hành, mang tính ấm.

 tác dụng của rau hẹ
Cây rau hẹ thuộc loại rau xanh chi Allium với ưu điểm dễ trồng, ít cần chăm sóc và dễ dàng chế biến (Ảnh sưu tầm)

Đặc biệt, rau hẹ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng các chất dồi dào. Có thể kể đến như: protein, chất chống oxy hóa, các khoáng chất (magie, canxi, photpho,…), các loại vitamin và một số hợp chất đường (glucose, fructose, lactose). Đồng thời, lượng calo trong rau hẹ chiếm rất ít.

Với đặc điểm kể trên, rau hẹ mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ mà bạn không thể bỏ qua.

Tác dụng của rau hẹ

Nếu đang tìm kiếm một loại rau vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ thì hãy “khám phá” các tác dụng của hẹ sau đây.

Tác dụng của hẹ trong phòng ngừa ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại rau Allium, không ngoại trừ cây hẹ có tác dụng  phòng ngừa ung thư hiệu quả. Hoạt chất Allicin gây ức chế các tế bào ung thư dạ dày, thực quản. 

Đồng thời, rau hẹ khi vào cơ thể có khả năng kích thích sản xuất glutathione – hoạt chất giúp cơ thể phát hiện ra ung thư và loại bỏ chúng. 

Công dụng của rau hẹ với giấc ngủ

Lượng nhỏ choline xuất hiện trong thành phần rau hẹ có tác dụng duy trì cấu trúc của màng tế bào. 

Đi kèm với đó, choline cũng là chất giúp cải thiện trí nhớ, kiểm soát các chức năng khác của não và hệ thần kinh. Nhờ đó, cơ thể có sự điều chỉnh tâm trạng cân bằng và chất lượng giấc ngủ dần cải thiện.

Tác dụng của lá hẹ tươi với xương khớp

Lá hẹ chứa nguồn vitamin K dồi dào hỗ trợ sự chắc khỏe của xương và quá trình đông máu của cơ thể. Cụ thể, vitamin K là chất tham gia hoạt động tổng hợp osteocalcin nhằm duy trì mật độ xương ở mức ổn định.

Mặt khác, trong loại thảo mộc này cũng chứa các chất chống viêm có tác dụng giảm chứng viêm khớp người cao tuổi hay mắc.  

 tác dụng của rau hẹ
Lá hẹ chứa nguồn vitamin K dồi dào hỗ trợ sự chắc khỏe của xương và quá trình đông máu của cơ thể (Ảnh sưu tầm)

Lá hẹ cung cấp các dưỡng chất quan trọng

Ngoài vitamin K, lá hẹ còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng như: vitamin A, vitamin C, flavonoid, chất xơ,… Đặc biệt, sự xuất hiện của Folate – một dạng tự nhiên của vitamin B9 đóng vai trò quan trọng nhằm phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer người lớn tuổi dễ mắc.

Nhìn chung, hẹ là loại rau tương đối lành tính với nhiều công dụng đáp ứng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả từ những công dụng đó đòi hỏi người dùng chế biến đúng cách và lấy liều lượng phù hợp.

Hướng dẫn cách dùng lá hẹ tốt cho sức khỏe

Những gợi ý sau đây sẽ giúp lá hẹ có mặt trong thực đơn hàng ngày của bạn với cách làm đơn giản, tiện lợi. Đồng thời, hướng dẫn cách thực hiện bài thuốc từ hẹ cũng sẽ có trong thông tin dưới đây.

Chế biến món bổ dưỡng từ lá hẹ

Ngoại trừ một số trường hợp thể trạng âm suy, đa số người bình thường ăn rau hẹ đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Cháo trứng nấu với lá hẹ

Trứng được biết đến là siêu thực phẩm khi chứa nhiều chất dinh dưỡng với đa dạng các loại vitamin (A, B, D, E, K) và khoáng chất thiết yếu kẽm, chất béo. Do đó, khi kết hợp với lá hẹ tạo nên 1 món ăn cung cấp đủ chất cho sự phát triển của cơ thể.

Thành phần: 3 nhánh lá hẹ, 1 quả trứng gà, gia vị dầu ăn và muối.

Cách nấu

  • Nhặt lá hẹ đem rửa sạch rồi băm nhỏ. 
  • Cho nước và gạo vào nấu đến khi chín thì tách lòng đỏ trứng bỏ vào nồi, khuấy đều tay. Đến khi bếp sôi trở lại, thả lá hẹ đã băm.
  • Nêm gia vị vừa ăn là đã hoàn thành món ăn cực đơn giản.

Lá hẹ xào gan dê

Y học cổ truyền đã nhận định gan dê có tính lành, mang công dụng đa dạng như: bổ gan sáng mắt, trị liệt dương, người có hiện tượng di tinh, mắt mờ, ăn uống kém,…

 tác dụng của rau hẹ
Y học cổ truyền đã nhận định gan dê có tính lành, mang công dụng đa dạng như: bổ gan sáng mắt, trị liệt dương (Ảnh sưu tầm)

Thành phần: 100g lá hẹ tươi, 120g gan dê, các gia vị khác như gừng, muối, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách nấu

  • Rửa sạch lá hẹ đem cắt thành đoạn vừa.
  • Sơ chế gan dê, loại bỏ lớp màng nhầy đem rửa sạch. Cắt thành từng miếng mỏng. Tiến hành cắt gừng vừa đủ thành sợi, hành cắt thành khúc nhỏ.
  • Cho dầu vào chảo nóng, bỏ gan vào xào trước cho đến khi gần chín. Thêm tiếp những nguyên liệu hẹ, hành, gừng vào đảo qua.
  • Nêm gia vị cho vừa khẩu vị ăn.

Lá hẹ xào tôm nõn

Trong tôm chứa axit béo, omega-3, chất chống oxy hoá và astaxanthin có công dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, lưu thông não bộ. 

Thành phần: 200g tôm nõn to, 2 bó lá hẹ nhỏ, gia vị (dầu hào, hạt tiêu, muối).

Cách nấu

  • Sơ chế làm sạch tôm, loại bỏ phân ở đầu và sợi chỉ đen ở lưng tôm. Dùng dao rạch sống lưng nhưng chú ý không để bị rời hẳn ra.
  • Ướp tôm với dầu hào vừa đủ trong 5 phút. Đem lá hẹ cắt thành khúc khoảng 2 đốt tay.
  • Bắc chảo phi thơm hành tỏi và thả tôm vào xào cho đến khi săn lại (khoảng 3 – 5 phút). Tiếp đến đổ lá hẹ cùng các nguyên liệu vào đảo đều tay.
  • Nêm thêm gia vị, tắt bếp và thưởng thức món ngon.

Canh lá hẹ

Trong số các món canh nấu từ hẹ, canh lá hẹ đậu hũ non được xem là món ngon với cách thức chế biến đơn giản. Hẹ mang tính ấm giúp trợ thận, bổ dương hành khí kết hợp với đậu hũ thanh mát mang lại nhiều giá trị bổ dưỡng.

 tác dụng của rau hẹ
Trong số các món canh nấu từ hẹ, canh lá hẹ đậu hũ non được xem là món ngon với cách thức chế biến đơn giản (Ảnh sưu tầm)

Thành phần: 2 bìa đậu hũ non, 1 bó rau hẹ, 100g thịt heo xay, hành lá, gia vị (dầu ăn, muối, bột ngọt, tiêu xay).

Cách nấu

  • Rửa sạch hẹ đem cắt khúc, đậu cắt miếng vừa ăn. Với hành đem xắt nhỏ.
  • Ướp thịt cùng hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu xay.
  • Đun sôi khoảng 400ml rồi bỏ thịt vào, nấu cho đến khi chín mềm và bỏ thêm phần đậu hũ. Khi nước sôi trở lại, cho phần hẹ vào ít phút.
  • Nêm gia vị vừa phải và múc ra bát, có thể thêm hành ngò theo ý thích rồi thưởng thức.

Không chỉ chế biến thành các món ngon, bổ dưỡng. Hẹ còn được dùng làm nguyên liệu trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh phổ thông.

Bài thuốc bổ từ lá hẹ

Các bài thuốc bổ sau đây sẽ trả lời cho thắc mắc “ăn rau hẹ có tác dụng gì” khi hỗ trợ điều trị cho mọi đối tượng.

Lá hẹ hấp gừng

Sử dụng bài thuốc này trong 5 ngày để điều trị chứng ho do cảm lạnh, cảm mạo ở cả trẻ em và người lớn.

 tác dụng của rau hẹ
Sử dụng bài thuốc này trong 5 ngày để điều trị chứng ho do cảm lạnh, cảm mạo (Ảnh sưu tầm)

Thành phần

  • 250g lá hẹ tươi 
  • 25g gừng tươi
  • Vài thìa đường

Cách làm

  • Rửa sạch hẹ đem thái khúc. Với gừng lột vỏ, thái sợi nhuyễn ra.
  • Hấp hẹ và gừng với một ít đường.
  • Bắc bếp đun sôi, đến khi chín vớt ăn phần cái và uống nước. Duy trì đều đặn trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Lá hẹ giã nhuyễn

Dùng lá hẹ tươi giã nhuyễn giúp cải thiện tình trạng mụn và hiện tượng khô da mà các chị em gặp phải. Đặc biệt, sau một thời gian sử dụng còn có thể mang lại làn da sáng mịn và hồng hào.

Thành phần: 200 – 300g hẹ tươi

Cách làm

  • Rửa sạch hẹ đem nghiền nhuyễn.
  • Rửa sạch mặt với nước, đặc biệt là vùng da bị mụn.
  • Đắp phần hẹ đã nghiền lên mặt trong 30 phút.
  • Rửa mặt lại với nước ấm và thực hiện đều đặn cách ngày.

Lá hẹ hấp mật ong (hoặc đường phèn)

Mật ong khi kết hợp hẹ tạo ra bài thuốc chữa ho hiệu quả. Với người lớn dùng 10 ml mỗi lần và trẻ em từ 3 – 5 ml.

Tuy nhiên, những người huyết áp thấp hoặc tiểu đường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên áp dụng phương pháp này. 

 tác dụng của rau hẹ
Mật ong khi kết hợp hẹ tạo ra bài thuốc chữa ho hiệu quả (Ảnh sưu tầm)

Thành phần

  • 200g lá hẹ
  • Mật ong nguyên chất

Cách làm

  • Đem hẹ rửa sạch cắt khúc nhỏ, khoảng 2 – 3 cm.
  • Cho hẹ vào 1 bát nhỏ, đổ mật ong ngập toàn bộ phần rau. Tiếp đến, đem bát hấp cách thuỷ khoảng 25 – 30 phút.
  • Lấy phần nước uống 4 – 5 lần mỗi ngày để cảm nhận hiệu quả.

Cây hẹ mang nhiều lợi ích và là nguyên liệu quý cho nhiều bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được chúng và hiệu quả còn tùy theo cơ địa mỗi người.

Những ai không nên ăn lá hẹ?

Những đối tượng sau đây không nên sử dụng hẹ, bao gồm: 

  • Người có bệnh về mắt: Nếu mắc phải các vấn đề về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc,… nếu sử dụng hẹ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Người nóng trong: Khi ăn lá hẹ sẽ dễ sinh thêm nhiệt, do đó người nóng trong sẽ có cảm giác khô miệng và khó chịu.
  • Người có mụn nhọt: Do đặc tính vị chát có trong hẹ, người có mụn nhọt khi dùng sẽ dễ khiến bệnh tình xấu hơn. Đặc biệt, nặng hơn gây viêm nhiễm và chảy mủ ở vết thương. 
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa: Các bệnh nhân bị viêm dạ dày, viêm đường ruột hay kém ăn nên hạn chế ăn loại rau này. Do tình trạng kích ứng đường tiêu hoá, khó tiêu có thể xảy ra.
  • Người có dạ dày yếu: Là loại thực phẩm không dễ tiêu hoá, người dạ dày yếu dễ bị chướng bụng, tiêu chảy, nôn mửa và gặp các triệu chứng khó chịu khác.

Tuân thủ những lưu ý trên sẽ giúp bạn phòng tránh khỏi các hậu quả không mong muốn cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân.

Tác dụng của rau hẹ đã được thông tin chi tiết qua bài viết trên. Hãy lựa chọn cách sử dụng phù hợp và tham khảo kỹ các bài thuốc trước khi dùng để đạt hiệu quả cao nhất nhé.

Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp SASAKI luôn theo đuổi 5 lợi ích cốt lõi để từ đó không ngừng phát triển, không ngừng cống hiến. Năm lợi ích đó là: "Lợi ích cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên, lợi ích cho môi trường, lợi ích cho đất nước và cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *