Uống nước rau má có tác dụng gì cho sức khỏe là câu hỏi nhiều người băn khoăn khi sử dụng thực phẩm này. Không chỉ là loại rau xanh tươi ngon, rau má còn là thảo dược mang tới nhiều lợi ích. Cùng tìm hiểu chi tiết công dụng cũng như cách dùng rau má qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tác dụng của nước rau má
Rau má chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất xơ, kẽm, vitamin B1, vitamin C, vitamin K,… Do đó, ngoài sử dụng làm thức uống hay món ăn với màu sắc bắt mắt thì rau má còn có những tác dụng ít người biết.
Duy trì hệ thần kinh
Rau má được coi như một loại thảo mộc giúp cải thiện lưu lượng máu, củng cố tĩnh mạch và động mạch từ đó duy trì hệ thần kinh khỏe. Ngoài ra, rau má cũng giúp bạn thư giãn và hỗ trợ xử lý một số vấn đề như rối loạn thần kinh, động kinh hay đột quỵ.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Theo Sở y tế Hà Nội công bố, rau má có đặc tính kháng sinh đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Đặc biệt, loại rau này còn bảo vệ cơ thể khỏi độc tố, tránh huyết áp cao và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đối với trẻ nhỏ, đây là phương pháp hạ sốt và chữa tiêu chảy được nhiều ba mẹ áp dụng.
Làm đẹp da
Phương pháp làm mặt nạ trị mụn từ rau má không quá xa lạ với chị em khi chăm sóc da. Nhờ các thành phần đặc biệt giúp làm sạch và thanh lọc máu, khi sử dụng trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp làn da của bạn sáng, khỏe lên trông thấy.
Giúp phục hồi vết thương
Nhờ hợp chất triterpenoids dồi dào mà rau má có khả năng như một loại thảo dược trị thương. Một số kết quả thử nghiệm đã chỉ ra khi dùng chiết xuất rau má điều trị tổn thương trên da, quá trình hồi phục và tốc độ lưu thông máu đến vùng cơ thể được đẩy nhanh hơn.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng khi là quá trình não bộ nghỉ ngơi và cũng là lúc các cơ quan chức năng khác thực hiện “nhiệm vụ”. Do đó, chất lượng giấc ngủ không tốt dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kém tập trung và nặng hơn gây mất trí nhớ ngắn hạn.
Rau má là “phương thuốc” tự nhiên và an toàn cho người dùng, tình trạng mất ngủ được cải thiện mà không cần dùng đến thuốc.
Điều trị bệnh Alzheimer
Các nghiên cứu đã chứng minh vitamin E là một trong những vitamin thiết yếu đối với sức khỏe tim mạch và cải thiện chức năng của não. Khi kết hợp với vitamin C có trong rau má hình thành nên 1 cơ chế ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức liên quan tuổi tác. Từ đó giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí ở người cao tuổi.
Ngoài các tác dụng nêu trên, rau má còn được nhiều thầy thuốc sử dụng làm nguyên liệu chữa chàm, phế quản, vẩy nến, nhiễm trùng hô hấp,…
Uống nước rau má có tốt không?
Uống nước rau má thay nước lọc mỗi ngày có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, giảm khả năng mang thai hay thậm chí tăng nguy cơ sảy thai với mẹ bầu.
Do đó, để đảm bảo sức khoẻ chỉ nên uống với lượng từ 30 – 40g rau má tươi hàng ngày với 1 cốc nhỏ và trong vòng 1 tháng. Sau đó ngưng sử dụng khoảng nửa tháng rồi tiếp tục dùng.
Bằng cách này, bạn sẽ hấp thụ được những chất dinh dưỡng và đạt hiệu quả tốt khi uống nước từ loại thảo mộc này.
Hướng dẫn cách làm nước rau má đơn giản
Cách làm nước ép rau má nguyên chất sau đây là công thức đơn giản, dễ làm dành cho bạn.
Nguyên liệu: Rau má, đường, đá lạnh, nước lọc
Cách thực hiện
- Nhặt bỏ phần thân cứng của rau má, đem rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Cho rau vào máy ép, thêm chút nước lọc rồi xay nhuyễn mịn.
- Dùng rây lọc bã lấy phần nước cốt rồi xay tiếp phần còn lại.
- Rót ra cốc và thưởng thức. Bạn có thể thêm ít đường để giảm vị đắng, dễ uống hơn.
Chỉ với các bước đơn giản trên là bạn đã hoàn thành nước ép rau má nguyên chất – loại nước uống có công dụng giảm mụn nhọt, giải độc, thanh nhiệt cho ngày hè.
Lưu ý khi uống nước ép rau má
Để sử dụng hiệu quả nước ép rau má cũng như đề phòng các rủi ro có thể xảy ra, bạn cần tuân thủ những “nguyên tắc” sau đây.
Những ai không nên uống nước rau má?
Không phải ai cũng dùng được nước rau má, các đối tượng sau cần tránh sử dụng loại rau xanh này:
- Bà bầu, đang cho con bú hoặc phụ nữ có kế hoạch mang thai cần hạn chế sử dụng rau má hoặc nước ép từ chúng.
- Những người mắc bệnh về gan hoặc tiền sử các bệnh lý về da, ung thư không nên dùng rau má.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người đang sử dụng các loại thuốc an thần, chống trầm cảm khi dùng rau má có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Khi nào không nên uống rau má nước?
Ngoài những đối tượng trên, nếu bạn đang trong tình trạng sức khỏe với các biểu hiện sau cũng không nên uống nước ép rau má:
- Khi bị nhức đầu: Bởi rau xanh này có tính hàn, khi uống làm tăng lượng cholesterol trong máu khiến tình trạng nhức đầu nặng hơn.
- Khi tiêu chảy: Thời điểm này tuyệt đối không sử dụng rau má vì dễ khiến bạn lạnh, chướng bụng, mất nước.
- Trước khi ra nắng: Nếu dự định dùng một thức uống mát trước khi ra ngoài và lựa chọn rau má sẽ là sai lầm cho bạn. Nguyên nhân do rau má chứa các hoạt chất phản ứng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ gây bất tỉnh, choáng váng,…
Tác hại khi uống nước rau má quá nhiều
Như đã đề cập, là loại rau có tính hàn nên việc lam dụng rau má sẽ dẫn đến những tác hại cho sức khỏe của bạn.
Tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu kéo dài trong một khoảng thời gian dẫn đến những biến chứng nặng hơn. Không chỉ gây hại cho gan, thận, các tế bào máu mà còn tích trữ lượng cholesterol ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Những lưu ý trên là thông tin hữu ích giúp bạn tránh gặp tình trạng “tác dụng ngược” cũng như áp dụng hiệu quả các công dụng mà rau má đem lại.
Uống nước rau má có tác dụng gì là vấn đề đã được trả lời qua bài viết trên. Ngoài ra, những chú ý về đối tượng không nên sử dụng, khi nào không nên uống nước ép,… là cơ sở để bạn bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn các cách bảo quản giá đỗ không bị thâm đơn giản
Th12
Chia sẻ cách làm nộm rau má đơn giản ngay tại nhà
Th12
Cách làm sinh tố rau má thơm ngon dinh dưỡng cho cả nhà
Th12