Tác dụng của tam thất – một loại thảo dược đối với sức khỏe đã được chứng minh trong cả y học cổ truyền và hiện đại. Cách sử dụng tam thất cũng rất đơn giản và có thể chế biến được theo nhiều kiểu khác nhau.
Mục Lục
- 1 Tổng quan về củ tam thất
- 2 Tác dụng của tâm thất với sức khỏe
- 2.1 Tam thất ngăn ngừa tổn thương não khi xuất huyết
- 2.2 Tác dụng của củ tam thất giúp bổ máu
- 2.3 Tam thất hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh
- 2.4 Tác dụng tam thất hỗ trợ giảm huyết áp
- 2.5 Tác dụng củ tam thất với tim mạch
- 2.6 Tác dụng của tam thất bắc trong phòng ngừa và điều trị ung thư
- 2.7 Củ tam thất làm chậm quá trình lão hóa
- 2.8 Củ tam thất giúp điều hòa kinh nguyệt
- 2.9 Công dụng của tam thất hỗ trợ điều trị rối loạn sinh sản
- 3 Cách chế biến bột tam thất phổ biến hiện nay
- 4 Những lưu ý khi sử dụng củ tam thất
Tổng quan về củ tam thất
Tam thất là loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì sống lâu năm. Tam thất là loại cây thảo ưa bóng râm và ẩm mát, thường sống ở những vùng núi cao từ 1.500m. Vì vậy, các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn.. là những tỉnh thành mà củ tam thất xuất hiện nhiều.
Rễ tam thất là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Rễ tam thất sẽ được phân ra thành các bộ phận rễ củ, rễ nhánh, thân rễ để sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Tam thất có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và được dùng để chữa trị cho rất nhiều loại bệnh.
Tác dụng của tâm thất với sức khỏe
Tam thất có thể sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh hoặc một loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe cho cơ thể.
Tam thất ngăn ngừa tổn thương não khi xuất huyết
Tam thất có chứa các hoạt chất saponin có tác dụng chống ung thư, chống vi khuẩn, giảm lượng cholesterol và hỗ trợ cân bằng hệ miễn dịch. Ngoài ra, các hợp chất này còn có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng của tụ máu não hoặc giảm sưng (phù nề) ở những người bị chảy máu não.
Tác dụng của củ tam thất giúp bổ máu
Tam thất là vị thuốc có tác dụng bổ máu hàng đầu trong nhóm các dược liệu. Nó tác dụng chính vào phần âm huyết nên có tác dụng rất tốt trong việc bổ huyết và cầm máu. Chính nhờ công dụng này mà nó thường được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương, làm tan máu,…
Tam thất hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh
Rễ tam thất có khả năng gây hưng phấn thần kinh, kích thích tâm thần, cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ, chống căng thẳng và giảm áp lực. Kết hợp sử dụng tam thất và các sản phẩm hỗ trợ khác sẽ tăng cường hiệu quả cải thiện thần kinh và trí nhớ.
Tác dụng tam thất hỗ trợ giảm huyết áp
Trong tam thất chứa các chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ tim mạch và điều hòa huyết áp hiệu quả nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh: tăng huyết áp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
Tác dụng củ tam thất với tim mạch
Tam thất cải thiện khả năng tuần hoàn giúp chống viêm, tiêu trừ máu đông, phân hủy các chất béo xấu, giảm tổn thương cơ tim và phục hồi lưu lượng máu, giãn mạch. Ngoài ra, sử dụng tam thất còn giúp giảm tần suất các cơn đau thắt ngực, giảm xơ vữa động mạch vành, ngăn ngừa biến chứng máu đông.
Tác dụng của tam thất bắc trong phòng ngừa và điều trị ung thư
Tam thất có chưa panacrin, có tác dụng hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư.Tam thất đã được sử dụng điều trị một số trường hợp ung thư phổi, máu, vòm họng, vú, tử cung, tuyến tiền liệt và đem lại kết quả đáng kể. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, tam thất chỉ neend ùng như 1 phương pháp bổ sung, không thể thay thế thuốc điều trị.
Củ tam thất làm chậm quá trình lão hóa
Ngoài hợp chất panax notoginseng saponin giúp lưu thông máu, làm trắng… củ tam thất còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa chất chống oxy hóa acid aleanolic.
Củ tam thất giúp điều hòa kinh nguyệt
Tam thất có tác dụng bổ máu nên phụ nữ sau kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh con có thể sử dụng loại thực phẩm này để bù đắp tình trạng thiếu hụt máu và phục hồi sức khỏe. Tam thất cũng có tác dụng điều hòa kỳ kinh, giải quyết tình trạng huyết ứ.
Công dụng của tam thất hỗ trợ điều trị rối loạn sinh sản
Theo nghiên cứu hiện đại cho thất tam thất có công năng tương tự như nội thiết tố sinh dục và cũng không gây suy giảm khả năng tình dục và sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, vì là vị thuốc chữa bệnh phần huyết nên được sử dụng cho phụ nữ nhiều hơn.
Cách chế biến bột tam thất phổ biến hiện nay
Bột tam thất có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy theo sở thích của người sử dụng.
Pha bột tam thất với nước ấm
Công dụng: Giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, giảm sút sức khỏe
Cách dùng: Lấy 1 hoặc 2 thìa bột tam thất cho vào nước ấm, uống như trà mỗi ngày. Tuy nhiên nên uống theo liệu trình 1 tuần, nghỉ 1 tuần hoặc uống 2 tuần rồi nghỉ 2 tuần. Vì tam thất có tính nóng nên nếu dùng liên tục trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Uống tam thất ngâm mật ong
Công dụng: Vị đắng, tính ôn của tam thất kết hợp với vị ngọt của mật ong giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, chữa thiếu máu.
Cách dùng:
- Cho mật ong vào ly trước rồi mới cho bột tam thất vào để tránh bị vón cục
- Cho bột theo từng lượng nhỏ, khuấy liên tục
- Không pha quá nhão hoặc quá khô. Thành phẩm nên là hỗn hợp dẻo
- Dùng từ 1 – 2 thìa trước mỗi bữa ăn trong ngày.
Tam thất nấu canh
Công dụng: Bột tam thất nấu canh giúp bồi bổ sức khỏe cho người có thể trạng yếu, giúp lấy lại đề kháng, phục hồi sức khỏe đặc biệt là cho phụ nữ sau sinh, người vừa khỏi ốm.
Cách dùng:
- Cho 1 đến 2 thìa cà phê bột tam thất (khoảng 1 – 3 gam) vào thực phẩm sống (chim cút, gà, bồ câu…)
- Trộn đều bột tam thất và nguyên liệu
- Cho vào nồi hầm và nấu như bình thường.
Những lưu ý khi sử dụng củ tam thất
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để sử dụng tam thất là vào buổi sáng, trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn cũng nên uống nhiều nước trong quá trình sử dụng bột tam thất.
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng củ tam thất. Không nên dùng tam thất cho các đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai: vì dễ gây động thai, sảy thai vì khả năng thúc đẩy tuần hoàn của nó
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt: sẽ khiến lượng máu chảy nhiều hơn
- Người đang cảm nóng hoặc cảm mạo: tam thất có tính nóng nên sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn
- Người dị ứng với tam thất.
Bạn có thể thấy, tác dụng của tam thất là nhiều vô kể đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng tam thất lâu dài thì bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa tác dụng của tam thất.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn các cách bảo quản giá đỗ không bị thâm đơn giản
Th12
Chia sẻ cách làm nộm rau má đơn giản ngay tại nhà
Th12
Cách làm sinh tố rau má thơm ngon dinh dưỡng cho cả nhà
Th12