Tác dụng của rau bồ công anh – một loại cây mọc dại phổ biến tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết cách dùng hiệu quả. Sở hữu nhiều thành phần quý trong các bộ phận của cây, bồ công anh là bài thuốc “quen mặt” trong Đông y. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại rau xanh này qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Cây bồ công anh là gì?
Cây bồ công anh hay gọi còn là diếp hoang, rau lưỡi cày có tên khoa học Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae.
Bạn có thể nhận ra loại cây này qua các đặc điểm sau:
- Thân cây cao 1 – 3m, nhỏ và mọc thẳng. Phần thân đa số không có cành, nếu có sẽ ít với lớp vỏ nhẵn.
- Lá cây có nhiều hình dạng, không đồng nhất. Trong lá và thân có nhựa màu trắng sữa, vị đắng.
- Hoa có màu vàng hoặc tím, trong đó hoa tím sẽ được gọi “tử hoa địa đinh” còn hoa vàng sẽ là “hoàng hoa địa đinh” – nguyên liệu trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền.
Nhìn chung, bồ công anh là loại cây mọc dại không khó để kiếm ở nước ta. Nhờ đặc điểm dễ phát triển nên bạn cũng có thể tự trồng tại nhà với thời điểm đẹp nhất là tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10.
Thành phần hóa học trong bồ công anh
Trong 180g cây bồ công anh sẽ chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
Chất dinh dưỡng | Lượng giá trị hàng ngày |
1,5 gam protein | 3 % |
1,9 gam chất xơ | 8 % |
Vitamin A | 112 % |
Vitamin C | 32 % |
Vitamin E | 9 % |
Vitamin K | 535 % |
Thiamin | 7 % |
Riboflavin | 8 % |
Vitamin B6 | 7 % |
Folate | 4 % |
Canxi | 10 % |
Sắt | 9 % |
Magie | 5 % |
Photpho | 4 % |
Kali | 6 % |
Đồng | 5 % |
Mangan | 9 % |
Không chỉ sở hữu đa dạng các thành phần dưỡng chất, 1 số vitamin thiết yếu còn có hàm lượng cao như vitamin A cung cấp 112 %, vitamin K 535 %,…
Cơ chế hoạt động của bồ công anh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra bồ công anh chứa một loại chất có tên gọi taraxacum officinale giúp chống lại các khối u, đồng thời hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hoá. Ngoài ra, inulin – chất xơ prebiotic cũng được tìm thấy nhiều trong bồ công anh. Chất này khi đi vào cơ thể làm tăng số lượng vi khuẩn tốt, từ đó hoà tan trong ruột giúp cải thiện nhu động và hệ vi sinh đường ruột.
Bồ công anh là loại thực vật gần gũi và quen thuộc với nhiều người khi dễ sinh trưởng ở mọi nơi. Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào và cơ chế hoạt động có lợi cho sức khỏe người dùng, bồ công anh mang các công dụng ít ai biết.
Tác dụng rau bồ công anh
Các khoáng chất có lợi cho sức khỏe cùng nhiều vitamin thiết yếu như A, C, E, K đều được tìm thấy trong bồ công anh. Do đó, công dụng của rau bồ công anh sẽ có trong điều trị và phòng ngừa một số bệnh như:
Các bệnh lý về da
Tác dụng của bồ công anh khô là làm giảm những triệu chứng ngoài da như nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Thân và lá bồ công anh có tính kiềm cao, diệt khuẩn, sát trùng rất hữu hiệu nên thường áp dụng xử lý các bệnh ngoài da như ghẻ, ngứa do nấm, eczema,…
Tốt cho người tiểu đường
Ăn rau bồ công anh có tác dụng gì? Loại rau xanh này có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, từ đó giữ lượng đường trong máu giảm xuống dần. Đồng thời, người đái tháo đường với glucose tích tụ trong thận cũng được loại bỏ.
Phòng chống ung thư
Theo Y học cổ truyền phương đông, tác dụng của cây rau bồ công anh giúp hạn chế và ngăn ngừa hình thành các tế bào ung thư, nhất là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu cũng chứng minh rễ cây bồ công anh có khả năng chống lại hoá trị liệu để không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
Hỗ trợ xương chắc, khỏe
Bồ công anh là nguồn cung cấp khoáng chất tốt khi có thể mang lại 10% canxi cần thiết trong ngày. Ngoài ra, loại dược liệu này còn chứa nhiều chất chống oxy hoá và vitamin C giúp ngăn ngừa sâu răng, co thắt cơ và lão hoá xương.
Ngăn ngừa viêm đường tiết niệu
Cây rau bồ công anh có tác dụng gì? Trà bồ công anh có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề liên quan thận, u nang sinh sản. Đặc biệt, hỗn hợp rễ và lá khi uống đúng cách giúp chống viêm, lợi tiểu.
Các tác dụng trên là kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học khác nhau. Bồ công anh là dược liệu có tính mát, vị đắng và quy vào kinh can, thận, tâm nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Các bài thuốc với bồ công anh
Với các tác dụng dược lý đã đề cập ở trên, bồ công anh được tận dụng làm thuốc điều trị và phòng ngừa một số bệnh. Cụ thể như sau:
- Hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa ung thư: Sử dụng 20g rễ, 20g lá bồ công anh và 40g xạ đen đem sắc với 1 lít nước uống hàng ngày.
- Trị tắc tia sữa, sưng vú: Đem đun 20g lá bồ công anh với nước, dùng hàng ngày hoặc giã nát 30 – 40g lá cây đã rửa sạch và thêm ít muối. Phần bã tận dụng đắp lên phần vú bị sưng. Bài thuốc này có hiệu quả chỉ sau 2 – 3 lần dùng.
- Trị bệnh tiêu hoá, khó tiêu: Lấy 10 – 15g lá khô cùng 600 ml nước (khoảng 3 bát) đem sắc cho đến khi còn 200 ml (1 bát) rồi uống. Uống ít nhất từ 3 – 5 ngày hoặc dài hơn sẽ thấy hiệu quả.
- Điều trị đau dạ dày: Dùng 20g lá bồ công anh khô, 15g khôi tía tô, 10g khổ sâm khô đem đun cùng 1 lít nước. Đến khi cạn còn khoảng 400 ml đem chắt nước uống hàng ngày. Thời gian sử dụng theo công thức uống 10 – nghỉ 3 (uống 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày) và lặp lại chu kỳ trên đến khi hết bệnh.
- Trị mụn nhọt, rắn cắn: Trước khi sử dụng, phần vết thương bị rắn cắn phải hút hết độc tố và nặn sạch mụn nhọt. Tiếp đến, giã nát lá bồ công anh tươi (thêm ít muối) rồi đắp lên vết cắn, nốt mụn. Dùng băng gạc băng lại, mỗi ngày 1 lần và duy trì trong 7 ngày.
- Hỗ trợ người bệnh đái tháo đường: Đem 35g lá bồ công anh phơi khô rồi hãm nước uống hàng ngày.
Sử dụng các bài thuốc với hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy theo cơ địa mỗi người, nên thời gian dùng của người bệnh không giống nhau.
Những lưu ý khi sử dụng bồ công anh
Dược liệu nào khi dùng cũng cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh hậu quả không mong muốn. Do đó, khi dùng bồ công anh bạn cần lưu ý những điều sau:
Những ai nên kiêng bồ công anh
Các đối tượng sau cần tránh sử dụng bồ công anh:
- Phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ hoặc đang cho bú.
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
- Người mắc các bệnh suy tim hay tình trạng huyết áp cao.
- Người bị rối loạn tiêu hoá với nhiều biểu hiện như hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy, tắc ruột, tắc nghẽn ống dẫn mật.
- Người mẫn cảm, có tiền sử dị ứng với thành phần của dược liệu.
Bồ công anh kỵ với gì?
Lưu ý bồ công anh có chứa 1 lượng đáng kể Kali – thành phần có trong một số thuốc lợi tiểu. Do đó, nên không sử dụng chung với nhau vì dẫn đến tình trạng mất cân bằng khoáng chất, lượng kali trong cơ thể tăng cao.
Ngoài ra, dùng chung bồ công anh với một số loại thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc đó. Hay khi dùng các loại thuốc điều trị gan, bồ công anh sẽ làm giảm độ thẩm thấu của thuốc vào cơ thể.
Tác dụng phụ rau bồ công anh
Trong quá trình sử dụng dược liệu làm các bài thuốc điều trị bệnh, hãy theo dõi các phản ứng của cơ thể. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc khiến vùng da sưng, tấy đỏ, ngứa ngáy,… bạn nên ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám.
Chủ động tham khảo các lưu ý và theo dõi những biểu hiện của bản thân là cách bảo vệ bạn trước những rủi ro không mong muốn. Bạn có thể tìm lời khuyên từ các chuyên gia trước khi dùng cũng như đọc kỹ các thành phần của thuốc kháng sinh nếu muốn dùng song song.
Tác dụng của rau bồ công anh kể trên chắc chắn khiến bạn bất ngờ khi tưởng chừng đây chỉ là loại cây dại ven đường. Tìm hiểu công dụng và tuân thủ các lưu ý khi sử dụng sẽ giúp bạn nhận được hiệu quả tốt từ dược liệu dễ kiếm này.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn các cách bảo quản giá đỗ không bị thâm đơn giản
Th12
Chia sẻ cách làm nộm rau má đơn giản ngay tại nhà
Th12
Cách làm sinh tố rau má thơm ngon dinh dưỡng cho cả nhà
Th12