Rau sâm đất có tác dụng gì là câu hỏi của nhiều người khi không biết thực sự loại cây này tốt như thế nào. Nhất là với các vấn đề về sức khoẻ. Nếu bạn còn băn khoăn thì đừng bỏ qua các thông tin chia sẻ ngay sau đây.
Mục Lục
Rau sâm đất là gì?
Cây sâm đất (tên khoa học là Talinum fruticosum) hay còn gọi là sâm thổ Cao Ly, sâm mồng tơi, sâm thảo, đông dương sâm hay giả nhân sâm. Đây là loại cây thuộc họ rau sam có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ và được biết với công dụng bồi bổ cơ thể.
Để nhận biết cây sâm đất sẽ có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Đặc điểm nổi bật | Phân bố | Bộ phận sử dụng, tính vị |
|
Các vùng ẩm, nhiều ánh nắng tại Trung Mỹ, châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,… |
|
Rau sâm đất là loại cây dễ sống và sinh trưởng nên trong tự nhiên “mọc hoang” cũng không ít nên bạn cũng có thể bắt gặp. Từ các đặc điểm trên sẽ giúp bạn dễ nhận biết hơn loại cây này.
Vậy rau sâm đất có tác dụng gì mà lại được nhiều người yêu thích như vậy?
Tác dụng của rau sâm đất
Rau sâm đất sở hữu nhiều thành phần có ích như protein, chất béo, axit amin, các vitamin và khoáng chất. Ngoài tác dụng của cây rau sâm đất với cơ thể thì loại cây này còn được dùng làm cảnh để trang trí. Nhưng ở đây sẽ chỉ xét đến tác dụng của sâm đất với sức khoẻ người dùng, cụ thể là làm thực phẩm và y học.
Công dụng của rau sâm đất làm thực phẩm
Sâm đất không còn xa lạ trong mâm cơm nhiều gia đình Việt. Bạn sẽ dễ dàng biết đến những món ăn quen thuộc như canh rau thịt bò, tôm, thịt lợn. Hay như rau luộc, kho với cá, canh “tập tàng” cùng các loại rau khác hoặc thậm chí ăn sống. Hương vị thanh mát, lạ miệng, ngọt dịu của cây sẽ giúp món ăn thêm phần mới lạ và hấp dẫn. Ngoài ra, đây còn là cách hữu hiệu để bồi bổ cơ thể.
Một số công dụng của cây rau sâm đất khi ăn có thể kể đến như:
- Hỗ trợ tốt trong tăng cường miễn dịch, đề kháng, giảm mệt mỏi.
- Điều trị hen suyễn, ho dai dẳng và bệnh tiểu đường.
- Thanh nhiệt, làm mát gan và giải độc.
- Nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hoá và trị táo bón, khó tiêu, giảm đau bụng.
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của trĩ, huyết áp cao.
- Cải thiện tim mạch, tốt cho gan và thận, nhất là sỏi thận và bàng quang.
Với các công dụng trên đủ để chứng minh ăn rau sâm đất có tác dụng gì không còn là điều tranh cãi. Và để nấu được một món canh ngon từ sâm đất thì bạn có thể tham khảo các công đoạn chế biến cơ bản sau.
- Chọn lá rau sâm tươi non, đem rửa sạch và để ráo nước.
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ bỏ đầu và giã nhỏ. Hoặc bạn có thể thay thành thịt băm.
- Ướp thịt với muối, nước mắm, hạt nêm cùng hành, tiêu, tỏi tầm 10 phút.
- Đổ dầu vào nồi, xào thơm thịt đến khi săn lại thì đổ nước sạch vào, đun sôi.
- Đun sôi vớt bọt ra, cho rau vào nấu chín và nêm lại gia vị cho canh vừa ăn là hoàn tất.
Như vậy chỉ với các bước đơn giản này là chị em đã có món canh sâm đất thơm mát, bổ dưỡng. Món ăn này rất thích hợp dùng trong những ngày hè nóng nực để thanh nhiệt và giải độc.
Bên cạnh là nguyên liệu trong ẩm thực thì tác dụng của rau sâm đất còn phải kể đến trong y học khi đây là bài thuốc quý báu từ ngàn đời xưa.
Cây rau sâm đất có tác dụng gì trong y học?
Trong y học, sâm đất được coi là thảo dược hàm chứa nhiều giá trị to lớn về sức khoẻ. Hơn hết cách thức thực hiện cũng không cầu kỳ, phức tạp. Điều này giúp cây càng trở nên phổ biến.
Theo từng công dụng khác nhau nên cây sâm đất cũng có công thức khác biệt. Một số “bài thuốc” cũng cách thực hiện của loại cây này gồm:
- Hỗ trợ trị tiểu đường
Chuẩn bị 75 g sâm đất tươi hoặc 25 g khô. Cho vào nồi, đổ thêm 1 lít nước và đun sôi 10 – 15 phút. Dùng mỗi ngày cho 1 thang liên tục 1 tháng.
- Trị tiêu chảy, tăng cường tiêu hoá
Rửa sạch 15 – 30 g sâm đất và 15 g đại táo, cho vào 1 – 1.5 lít nước và đun sôi. Uống liên tục mỗi ngày với 1 thang thuốc.
- Trị chứng táo bón
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 30 g lá sâm đất, 20 g rễ đinh lăng, 30 g vừng đen rang nổ, 30 g lá vông non, 20 g lá thiên lý non. Tất cả đem rửa sạch, cho vào nước nấu canh ăn mỗi ngày đến khi chấm dứt tình trạng.
- Trị sỏi thận
Lấy một lượng sâm đất khô vừa đủ, tán thành bột mịn. Mỗi khi dùng thì lấy khoảng 10 g rồi hoà tan với 1 lít nước sôi và uống như trà hàng ngày.
- Chữa cao huyết áp
Đun sôi 12 g sâm đất với nước rồi uống. Bài thuốc này đơn giản nhưng sẽ giúp bạn ổn định huyết áp, điều hoà tốt lượng cholesterol trong máu.
- Chứng mồ hôi trộm
Một trong những tác dụng của cây sâm đất là trị chứng mồ hôi trộm. Bạn chỉ cần cho 60 g sâm với 1/2 dạ dày lợn đã làm sạch vào nồi, hầm nhừ cùng chanh, nước muối và gia vị. Sau đó cắt miếng nhỏ và thưởng thức là có món ngon và trị bệnh hiệu quả.
- Giải quyết mệt mỏi, chóng mặt
Dùng 16 g sâm đất bao gồm cả rễ và thân đun sôi với 250 ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang và liên tục duy trì 1 tuần là triệu chứng thuyên giảm. Tác dụng của củ cây sâm đất sẽ cải thiện mệt mỏi, chóng mặt và lo âu.
- Viêm đường tiết niệu
Chuẩn bị 75 g sâm đất tươi và 20 g sâm khô. Với dạng tươi thì đun sôi với 250 ml nước. Với loại khô thì tán thành bột mịn. Dùng nước đã sắc cùng bột mịn hoà tan uống 1 lần/sáng.
- Chữa ho
Chuẩn bị 20 g sâm đất, 20 g hà thủ ô trắng, 1 con gà nhỏ tầm nửa cân, 20 g thông thảo. Gà làm sạch, cho tất cả nguyên liệu vào hầm chung đến khi thịt nhừ là có thể sử dụng.
- Giải độc gan
Sắc 10 – 15 g sâm khô cùng với nước uống thay trà hằng ngày. Hoặc có thể tán thành bột rồi hoà với nước sôi uống. Bên cạnh đó, nấu canh ăn mỗi ngày cũng là cách hay để tăng cường sức khoẻ cho gan.
- Giảm đau xương khớp
Ngâm 700 g củ sâm tươi với nước muối loãng rồi để ráo. Cho vào bình sứ hoặc thuỷ tinh, đổ 5 lít rượu trắng tầm 40 – 42 độ vào ngập củ, đậy nắp kín. Để ủ rượu trong 6 tháng và uống với liều lượng 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 25 ml. Tác dụng của cây sâm đất ngâm rượu sẽ giảm đau, khó chịu ở các vùng xương khớp cho người bệnh.
- Hồi sức sau phẫu thuật
Lấy 200 g sâm đất, 200 g hoàng kỳ, 300 g sườn lợn rửa sạch. Hoàng kỳ sắc lấy nước, sau đó cho sườn vào ninh mềm. Kế tiếp cho sâm đất vào đun nhỏ lửa tầm 5 – 10 phút, nêm gia vị vừa ăn. Có thể ăn 2 – 3 lần/tuần để tăng khả năng hồi phục cho cơ thể.
- Bổ huyết
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 20 g sâm đất, 12 g các loại ý dĩ, thục địa, hoài sơn, liên nhục. Thêm 10 g bạch truật, đương quy, mạch môn và 6 g táo nhân, 8 g ngưu tất. Cho hoài sơn, bạch truật, mạch môn, táo nhân sao thơm lên, trộn với các nguyên liệu còn lại đem sắc lấy nước uống trong ngày.
Các công thức trên có điểm chung là dễ thực hiện mà rất tốt để tăng cường sức khoẻ. Vì vậy bạn có thể lưu vào và áp dụng để bồi bổ cho bản thân cũng như gia đình của mình.
Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ như nôn mửa, ra nhiều mồ hôi. Với trẻ em và phụ nữ mang thai thì không nên sử dụng loại cây này.
Không phủ nhận tác dụng của cây sâm đất cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên việc sử dụng sâm tươi không phải dễ dàng với một số người khi không phải vùng nào cũng có. Vì vậy sâm sấy khô là giải pháp tối ưu. Song làm thế nào để có được mẻ sâm khô chất lượng và đủ dưỡng chất?
Là đơn vị đi đầu trong công nghệ sấy lạnh hiện nay, máy sấy SASAKI sẽ giúp bạn có thể tự làm được sâm đất sấy khô tại nhà dễ dàng. Máy sử dụng công nghệ sấy lạnh ưu việt, làm khô thực phẩm bằng chênh lệch độ ẩm và nhiệt độ nên không làm mất hương vị, màu sắc và dưỡng chất. Đặc biệt là kéo dài thời gian bảo quản cho thành phẩm. Bên cạnh đó, máy có thể tiết kiệm tới 83% năng lượng so với các phương pháp sấy thông thường. Vì vậy, đây sẽ là gợi ý không tồi để bạn tham khảo và cân nhắc.
Như vậy, rau sâm đất có tác dụng gì đã được giải đáp đến bạn. Qua các thông tin trên mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu thêm lợi ích và cách ứng dụng loại cây này. Nhưng dù tốt thì hy vọng bạn cũng đừng quên một số lưu ý cơ bản về liều lượng và đối tượng người dùng để tận dụng tối đa giá trị cũng như tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn các cách bảo quản giá đỗ không bị thâm đơn giản
Th12
Chia sẻ cách làm nộm rau má đơn giản ngay tại nhà
Th12
Cách làm sinh tố rau má thơm ngon dinh dưỡng cho cả nhà
Th12