Công dụng của quả lê và các món ăn thuốc trị bệnh cực tốt

Quả lê là loại quả được ưa chuộng vì có vị ngọt mát, có thể chế biến được nhiều món ăn. Nhưng không phải ai cũng biết được các công dụng của quả lê đối với sức khỏe. Quả kê không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho người cao tuổi, bệnh nhân suy nhược mà còn bảo vệ gan, hệ tiêu hóa.

công dụng của quả lê
Ăn quả lê có tác dụng tốt cho cả người cao tuổi và người có vấn đề về tiêu hóa? (Ảnh sưu tầm)

Công dụng của quả lê

Quả lê có rất nhiều công dụng kể cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại.

Công dụng của quả lê Hàn Quốc trong y học cổ truyền

Quả lê còn có các tên gọi khác: bạch lê, tuyết lê, ngọc nhũ… Với tính vị ngọt mát, quả lê phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng như: người cao tuổi, bệnh nhân suy nhược, người bị lao phổi, tăng huyết áp.

Ăn quả lê có tác dụng gì? Theo Đông y, quả lê vị chua ngọt, tính lương, có tác dụng sinh tân, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đàm nên rất tốt cho người bị đàm nhiệt, ho khan, sốt nóng, kích ứng, mất nước, hoặc người đái tháo thường, táo bón.

Có thể sử dụng 1-1,5 quả lê mỗi ngày. Ăn sống thì có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ; nấu chính thì bổ âm cho ngũ tạng.

Công dụng quả lê trong y học hiện đại

1 quả lê chứa bao nhiêu calo,theo nghiên cứu, trong 100g lê có: 

  • 0,1g chất béo
  • 0,2g protein
  • 1g carbohydrate
  • 1,6g xơ
  • 14mg canxi
  • 13mg phospho
  • 0,5mg sắt
  • 0,2mg vitamin PP
  • Các vitamin nhóm B, C, beta caroten
  • 1mg axit folic.

Quả lê được xếp vào loại nhóm có nhiều chất xơ và có vai trò quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa. Sử dụng quả lê mỗi ngày mang đến tác dụng của quả lê đối với bà bầu cũng tương tự như nhóm đối tượng khác như sau:

  • Bổ sung chất xơ cho cơ thể, quả lê chứa nhiều chất xơ nên cũng có thể giúp bạn no lâu hơn, hỗ trợ quá trình giảm cân
  • Phòng ngừa viêm nhiễm, giúp giảm đau và viêm do các bệnh viêm khớp gây nên
  • Cải thiện tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, tiêu chảy vì quả lê có nhiều chất xơ
  • Tăng cường miễn dịch nhờ các loại vitamin có trong quả lê: B2, B3, B6, C và K cùng các khoáng chất canxi, magie, folate, đồng…
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
  • Giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
công dụng của quả lê
Quả lê có công dụng trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại (Ảnh sưu tầm)

Giống như các loại lê khác, tác dụng của quả lê nam phi hay tác dụng của quả lê rừng cũng tương tự. Từ đó, người ta chế biến một số món ăn đặc sắc từ quả lê. 

Cách chế biến món ăn thuốc từ lê tốt cho sức khỏe

Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến các món ăn từ lê dưới đây:

Lê hấp đường phèn

Nguyên liệu: 2 quả lê, 10g bột bối mẫu, 30g đường phèn

Cách làm: Lê khoét lỗ, bỏ hạt; cho bối mẫu và đường phèn vào trong quả lê hấp chín. Ăn 2 lần trong ngày để trị viêm phế quản, viêm khô, ho khan.

Lê hấp đường phèn

Công dụng: trị viêm phế quản, viêm khô, ho khan.

Nguyên liệu: 2 quả lê, 10g bột bối mẫu, 30g đường phèn.

Cách làm: Lê khoét lỗ, bỏ hạt; cho bối mẫu và đường phèn vào trong quả lê hấp chín. Ăn 2 lần trong ngày (sáng và tối).

Lê nấu thành cao

Công dụng: chữa viêm khí quản, ho có đờm

Nguyên liệu: 100g lê tươi, đường phèn

Cách làm: Lê cắt nhỏ, nấu nhừ, bỏ bã, nấu cô nước thành cao. Thêm đường phèn cho đỡ nhọt rồi chia làm 3-4 phần uống trong ngày. Hòa cao cùng với nước sôi khi muốn sử dụng.

Lê ép nước

Công dụng: bù nước, hạ sốt, tốt cho người bị khản giọng, mất tiếng do viêm họng

Nguyên liệu: 1-2 quả lê tươi

Cách làm: Ép lê lấy nước, sau đó chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Cháo bạch lê

Công dụng: Dùng cho người bị nóng sốt, kích ứng, chán ăn.

Nguyên liệu: 3 quả lê, 100g gạo tẻ.

Cách làm: Lê gọt vỏ, thái lát. Vo gạo sạch rồi nấu cháo, đến khi cháo chín cho lê vào nấu tiếp, khuấy cho lê tan đều.

Lê hầm mật

Công dụng: Dùng cho người bị sốt dài ngày, mất nước, đái tháo đường, ho ra máu.

Nguyên liệu: 1kg lê, mật ong lượng vừa đủ.

Cách làm: Lê rửa sạch, bỏ hạt, thái lát ninh nhừ, sau đó cho mật ong vào đun thành cao, bỏ trong lọ. Mỗi lần uống 2 đến 3 thìa nhỏ với nước hoặc ngậm.

Lê làm xi rô với hạnh nhân

Công dụng: Có tác dụng cho bệnh nhân viêm khí quản, viêm khô, ho khan ít đờm.

Nguyên liệu: 1kg lê, mật ong lượng vừa đủ.

Cách làm: Lê rửa sạch, bỏ hạt, thái lát ninh nhừ, sau đó cho mật ong vào đun thành cao, bỏ trong lọ. Mỗi lần uống 2 đến 3 thìa nhỏ với nước hoặc ngậm.

Ngũ trấp ẩm

Công dụng: Trị ôn bệnh, miệng háo khát, khô họng, lưỡi đỏ ít rêu.

Nguyên liệu: Nước ép lê hòa chung với các loại nước ép: củ mã thầy, lô căn, mạch môn, giá đỗ xanh (hoặc ngó sen).

Cách làm: Hòa chung các loại nước ép với liều lượng bằng nhau rồi đem uống trực tiếp hoặc hấp cách thủy.

công dụng của quả lê
Ngũ trấp ẩm giúp trị ôn bệnh, miệng háo khát, khô họng ( Ảnh sưu tầm)

Lưu ý khi chế biến quả lê

Quả lê có nhiều công dụng rất tốt nhưng cần phải lưu ý các vấn đề sau khi sử dụng

Đối tượng không nên dùng lê 

Người đang gặp các vấn đề sức khỏe sau không nên dùng quả lê:

– Bệnh nhân đang cảm mạo, nhiễm lạnh, rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng. Vì lê mang tính hàn, ăn lê lúc này sẽ làm bệnh nghiêm trọng thêm.

– Phụ nữ sau sinh, người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 6 tháng tuổi hoặc người đang bị thương ngoài da.

Thực phẩm không dùng chung với lê

Không nên dùng lê với các thực phẩm sau đây vì dễ gây ngộ độc.

  • Thịt ngỗng: Sử dụng lê với thịt ngỗng sẽ khiến thận làm việc quá tải
  • Củ cải: Kết hợp lê cùng củ cải có thể làm sưng tuyến giáp
  • Rau dền: Ăn rau dền cùng lê sẽ dễ nôn và có vấn đề về tiêu hóa.

Trên đây là bài viết chia sẻ về công dụng của quả lê. Quả lê có rất nhiều tác dụng tốt cho người dùng, chữa được nhiều loại bệnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều hoặc kết hợp sai loại thực phẩm để tránh gây tác dụng ngược.

Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp SASAKI luôn theo đuổi 5 lợi ích cốt lõi để từ đó không ngừng phát triển, không ngừng cống hiến. Năm lợi ích đó là: "Lợi ích cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên, lợi ích cho môi trường, lợi ích cho đất nước và cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *