Tác dụng của dứa đối với cơ thể là điều không thể phủ nhận. Dứa là loại trái cây nhiệt đới phổ biến. Rất nhiều người yêu thích hương vị chua chua, ngọt ngọt của nó. Không những vậy, trong dứa còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất chống oxy, enzyme chống lại chứng viêm, bệnh tật,… và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe và làn da của bạn.
Mục Lục
- 1 Tác dụng của dứa với sức khỏe
- 2 Tác dụng của quả dứa trong chống viêm
- 2.1 Công dụng của dứa với mô và tế bào
- 2.2 Tác dụng của thơm với hệ miễn dịch
- 2.3 Công dụng quả dứa trong ngăn ngừa ung thư
- 2.4 Công dụng của trái thơm giúp trị ho, cảm lạnh
- 2.5 Tác dụng của trái thơm với hệ tiêu hóa
- 2.6 Công dụng của quả dứa với răng miệng
- 2.7 Tác dụng của khóm với huyết áp
- 2.8 Tác dụng quả dứa giúp giảm buồn nôn
- 2.9 Công dụng của khóm với quá trình tuần hoàn máu
- 2.10 Công dụng trái thơm trong làm đẹp
- 2.11 Tác dụng của quả thơm giúp giảm stress
- 3 Tham khảo các món ngon từ dứa đơn giản
- 4 Ăn nhiều dứa có hại không?
Tác dụng của dứa với sức khỏe
Quả dứa có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B6, kali, sắt, kẽm, mangan, canxi, magie, beta-caroten, chất xơ hòa tan/ không hòa tan và bromelain.
Trong đó, dứa là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, cần thiết cho sự tăng trưởng, giúp hấp thu sắt từ bữa ăn hàng ngày và hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời, chất khoáng mangan giúp duy trì trao đổi chất lành mạnh và có đặc tính oxy hóa.
Với những giá trị dinh dưỡng trên, dứa có thể mang lại những tác dụng không ngờ cho sức khỏe con người.
Tác dụng của quả dứa trong chống viêm
Trong quả dứa có chứa một loại enzyme proteolytic hiếm tên là bromelain. Loại chất này đã được chứng minh công dụng chống viêm, làm giảm sưng trong các tình trạng viêm xoang cấp tính, viêm họng, gout, viêm khớp và đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau chấn thương và phẫu thuật.
Công dụng của dứa với mô và tế bào
Vitamin C trong quả dứa đóng vai trò thiết yếu đối với việc tạo ra collagen cho cơ thể. Trong đó, collagen là thành phần protein quan trọng tạo nên da, thành mạch máu, xương và các cơ quan. Do đó, có thể giúp nhanh chóng chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể, đồng thời, phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.
Tác dụng của thơm với hệ miễn dịch
Gốc tự do có thể gây nguy hiểm cho quá trình trao đổi chất tế bào, làm hỏng hệ thống cơ quan khác nhau và phá vỡ chức năng cũng như khiến các tế bào khỏe mạnh đột biến thành tế bào ung thư.
Cùng nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, việc thêm dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của các gốc tự do.
Với một khẩu phần dứa, bạn đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần cho cơ thể hàng ngày. Vì vậy, dứa là một trong những nguồn thực phẩm giàu axit ascorbic nhất.
Công dụng quả dứa trong ngăn ngừa ung thư
Trong dứa còn rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, bromelain, beta-carotene, các hợp chất flavonoid khác nhau, hàm lượng mangan cao. Đây là chất kết hợp quan trong với superoxide dismutase – loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có thể phòng ngừa các loại ung thư khác nhau như ung thư cổ họng, ung thư miệng và ung thư vú.
Công dụng của trái thơm giúp trị ho, cảm lạnh
Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch nên có khả năng phòng bệnh ho, cảm lạnh. Ngoài ra, bromelain trong dứa có công dụng giảm đờm và chất nhầy trong xoang và đường hô hấp.
Tác dụng của trái thơm với hệ tiêu hóa
Hầu hết các loại trái cây là nguồn cung cấp chất xơ phong phú. Nhưng dứa càng đặc biệt hơn khi chúng chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Dứa còn bảo vệ bạn khỏi tình trạng táo bón, tiêu chảy, xơ vữa động mạch, hội chứng ruột kích thích, đông máu và bệnh huyết áp. Chất xơ tăng lượng phân, thúc đẩy quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa ở mức bình thường và kích thích giải phóng các chất tiêu hóa để hòa tan thực phẩm.
Bên cạnh đó, ăn dứa giúp hạn chế phân lỏng, giảm tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ cũng giúp làm sạch mạch máu, loại bỏ cholesterol dư thừa, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Công dụng của quả dứa với răng miệng
Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa ung thư miệng, quả dứa có khả năng giúp răng lợi khỏe mạnh. Do đó, dứa thường được xem là phương thuốc tự nhiên điều trị răng lung lau, giúp nướu chắc khỏe hơn.
Tác dụng của khóm với huyết áp
Trong quả thơm có chứa kali, một trong những khoáng chất quan trọng với cơ thể, có công dụng làm giãn mạch, giảm căng thẳng và áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Khi mạch máu giãn, huyết áp giảm và quá trình lưu thông máu ít bị hạn chế, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và mạch máu. Vì vậy, dứa có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Tác dụng quả dứa giúp giảm buồn nôn
Các enzyme tiêu hóa trong dứa có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai ốm nghén.
Công dụng của khóm với quá trình tuần hoàn máu
Một loại khoáng chất khác có trong quả dứa là đồng – loại chất đảm nhận vai trò trong một số phản ứng enzyme. Không những vậy, đồng còn là yếu tố cần thiết trong việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Tế bào hồng cầu có số lượng lớn sẽ làm tăng oxy cho các hệ cơ quan và giúp chúng hoạt động hiệu quả, làm tăng khả năng nhận thức và có lợi cho hệ thần kinh. Từ đó, ngăn ngừa các bệnh rối loạn thần kinh như Alzheimer và chứng mất trí.
Công dụng trái thơm trong làm đẹp
Không chỉ với sức khỏe, dứa còn có nhiều công dụng trong làm đẹp:
- Ngăn mụn
Chất chống oxy hóa và vitamin C của dứa cũng có khả năng điều trị mụn trứng cá.
- Chống lão hóa
Dứa giúp làn da của bạn tươi trẻ và khỏe mạnh nhờ lượng vitamin C và beta-carotene vô cùng dồi dào. Theo báo cáo trên tạp chí Nutrients năm 2017, vitamin C giúp tạo ra collagen và phục hồi da. Đồng thời, beta-carotene giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím.
Tác dụng của quả thơm giúp giảm stress
Trong quả dứa có chất serotonin chống căng thẳng tự nhiên giữ cho các hormone và thần kinh con người được thư giãn.
Do có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, dứa là sự lựa chọn tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
Tham khảo các món ngon từ dứa đơn giản
Một số món ăn ngon có nguyên liệu từ dứa:
Mứt dứa
Nguyên liệu
- Dứa chín: 1 trái
- Nước cốt chanh
- Cơm dừa sấy vụn
- Mật ong, đường cát trắng, muối
Cách thực hiện
- Gọt vỏ dứa, bỏ mắt dứa, cắt thành hạt lựu, dùng máy xay xay nhỏ (không cần quá nhuyễn).
- Dùng rây lọc, giữ lại phần thịt dứa.
- Trộn đều thịt sứa với 150g đường, ướp trong 1 tiếng.
- Sên hỗn hợp dứa đường với lửa nhỏ tới khi cạn nước, tạo thành hỗn hợp kết dính.
- Đợi 5 – 10 phút cho nguội bớt thì viên tròn, lăn đều với cơm dừa sấy vụn là có thể thưởng thức.
Sinh tố dứa cà rốt
Nguyên liệu
- Dứa: 1/4 trái
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Đường: 4 muỗng cà phê
- Sữa đặc: 2 muỗng canh
- Đá bào: 1 tô
Cách thực hiện
- Dứa gọt vỏ, bỏ phần mắt và cắt thành khúc nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Cho cà rốt, dứa, sữa, đường, đá bào vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn mịn rồi lọc qua rây để bỏ phần lợn cợn.
Cơm rang với dứa
Nguyên liệu
- Dứa (thơm): 1 trái
- Cơm trắng (tùy theo khẩu phần): khoảng 4 chén nhỏ
- Đậu Hà Lan: 30g
- Cà rốt: 10g
- Tôm: 250g
- Hạt điều: 10g
- Gia vị: hành tím, nước mắm, tỏi, tiêu
Cách thực hiện
- Dứa cắt đôi, khoét phần thịt để trộn cơm, phần vỏ giữ lại làm bát đựng.
- Làm sạch, bóc vỏ tôm, cắt tôm thành miếng hạt lựu.
- Rửa sạch đậu Hà Lan, cà rốt cắt miếng như tôm, luộc sơ trong 15 phút.
- Phi thơm hành tím, tỏi, cho đậu Hà Lan, cà rốt và tôm vào đảo đều, nêm gia vị rồi để ra chén nhỏ.
- Cho cơm trắng vào rang để tơi cơm và giòn ngon, sau đó cho dứa, hạt điều cùng hỗn hợp đậu Hà Lan, tôm, cà rốt vào. Nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Đảo đều trong 5 phút thì tắt bếp, cho cơm rang vào vỏ dứa và thưởng thức.
Dứa xào mực
Nguyên liệu
- 300- 500g mực ống (tùy khẩu phần ăn của mỗi gia đình)
- ½ quả dứa
- ¼ củ hành tây
- Tỏi băm và ớt
- Dầu ăn, nước mắm, muối, bột nêm, tiêu
- Vài cây cần tây
Cách thực hiện
- Sơ chế mực sạch sẽ, lột bỏ da, sau đó khứa tạo hình theo sở thích.
- Dứa gọt sạch, bỏ mắt, thái thành miếng mỏng vừa ăn. Cần tây cắt khúc dài 4cm. Rửa sạch hành tây, cắt hình múi cau.
- Đun sôi nước, nhúng mực để trần sơ, vớt ra để ráo nước. Đun nước sôi và cho vài nhanh gừng vào để khử mùi hôi của mực.
- Xào mực cùng dầu ăn và tỏi băm, nêm các loại gia vị cho phù hợp. Sau đó để riêng mực ra đĩa.
- Dùng chảo đó phi tỏi thơm, xào hành tây đến khi chín, cho dứa, cần tây, ớt, thêm một chút hạt nêm.
- Cho mực vừa xào chín đảo cùng hành tây, dứa và cần tây. Sau đó bắc chảo ra, cho món ăn ra đĩa, rắc thêm một chút tiêu lên cho dậy mùi và thơm ngon.
Thịt heo và dứa sốt chua ngọt
Nguyên liệu
- Dứa (thơm): 1/2 trái
- Thịt ba chỉ heo: 200g
- Gia vị: hành tím, hành lá, nước mắm, tỏi, đường, hạt tiêu.
Cách thực hiện
- Thịt ba chỉ heo sơ chế bằng nước muối loãng, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
- Gọt vỏ, cắt mắt dứa, thái thành miếng hạt lựu.
- Phi thơm hành tím, tỏi, cho thịt ba chỉ vào đảo, nêm đường, nước mắm và hạt tiêu cho thịt ngấm vị. Bật lửa nhỏ để thịt không dai.
- Cho dứa cùng một chút nước lọc vào đảo cùng khoảng 2 – 3 phút, thịt chuyển màu cánh gián thì tắt bếp, rắc hành lá nhỏ lên trên.
Tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhưng dứa chỉ nên ăn với khẩu phần phù hợp để tránh một số tác hại có thể gây ra cho cơ thể.
Ăn nhiều dứa có hại không?
Một số tác hại nếu ăn quá nhiều dứa:
- Bào mòn men răng
Tính axit trong dứa có thể bào mòn men răng và khiến răng trở nên nhạy cảm.
- Gây dị ứng
Chất enzyme bromelain của quả dứa có thể gây ngứa, viêm da mặt và lưỡi nếu ăn quá nhiều. Thông thường, triệu chứng này sẽ giảm sau vài giờ.
- Tiêu chảy
Dứa có chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhưng ăn nhiều có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
- Tăng lượng đường ở trong máu
Quả dứa có chứa đường fructose, làm tăng lượng đường glucose trong máu. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều dứa, đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường.
Tác dụng của dứa mang lại có rất nhiều. Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng hương vị thơm ngon, “chiều lòng” vị giác, quả dứa trở thành một loại thực phẩm được yêu thích. Tuy vậy, cần có cách ăn khoa học và lành mạnh để đảm bảo không gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn các cách bảo quản giá đỗ không bị thâm đơn giản
Th12
Chia sẻ cách làm nộm rau má đơn giản ngay tại nhà
Th12
Cách làm sinh tố rau má thơm ngon dinh dưỡng cho cả nhà
Th12