Tác dụng của nấm bào ngư và cách chế biến nhiều dinh dưỡng

Không chỉ là món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng và phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt. Ít ai biết được tác dụng của nấm bào ngư đem lại cho sức khỏe là rất lớn. Trong Đông y, nấm bào ngư được coi như vị thuốc quý được dân gian tin dùng. Do đó, tìm hiểu và  biết cách chế biến đúng cách sẽ giúp bạn có những món ăn chất lượng.

Tác dụng của nấm bào ngư
Ít ai biết được tác dụng của nấm bào ngư đem lại cho sức khỏe là rất lớn (Ảnh sưu tầm)

Nấm bào ngư là gì?

Tùy từng vùng miền mà nấm bào ngư có các tên gọi khác như nấm trắng, nấm dai, nấm sò, nấm tú trân (nấm bào ngư xám)…

Đặc điểm, nguồn gốc của nấm bào ngư

Nấm bào ngư có nguồn gốc từ Hungary, thuộc họ Pleurotaceae. Đây là thực vật ưa bóng râm, thường mọc thành từng cụm ký sinh trên các loại cây thân gỗ lớn, rơm rạ hay mùn cưa… Đến nay, loài này được nuôi trồng phổ biến vì giá trị dinh dưỡng cao.

Chúng mang hình dạng giống như chiếc phễu lớn với phần mũ xòe rộng màu nâu sẫm hoặc trắng nhạt, lồi lên và nhẵn bóng mỡ màng. Đỉnh chóp lõm nhẹ, cánh tơ mỏng phần phiến nấm.  Bên dưới có cuống ngắn, có lông tơ, màu nhạt và mọc sát cạnh nhau.

Phân loại nấm bào ngư

Với hơn 50 chủng loại, nấm bào ngư được nuôi trồng phổ biến trong nước và cả nhập khẩu từ nước ngoài như: Nấm bào ngư xám, Nấm bào ngư trắng, Nấm bào ngư hồng,… 

Hiện nay, thị trường nước ta đang ưa chuộng hơn cả với 2 loại là nấm bào ngư xám và trắng (nấm sò):

  • Nấm bào ngư xám (đặc điểm nổi bật là có phần mũ màu xám nhạt hoặc sẫm). Loại này thường dùng làm nguyên liệu trong nhiều món Âu và được nuôi trồng chủ yếu tại nông trại.
  • Nấm bào ngư trắng hay nấm sò trắng (với phần mũ trắng) lại phổ biến ở món Á. Có phần thịt dai và chắc, chúng được kết hợp làm món xào hoặc món súp trong bữa ăn của gia đình Việt.
Tác dụng của nấm bào ngư
Hiện nay, thị trường nước ta đang ưa chuộng hơn cả với 2 loại là nấm bào ngư xám và trắng (Ảnh sưu tầm)

Tuy đa dạng về chủng lại nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng tương đương nhau và đều có lợi cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư

Nấm bào ngư cung cấp hàm lượng lớn vitamin (vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và vitamin D) cũng như các khoáng chất cần thiết khác. 

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100 gram sẽ chứa thêm 33 calo, 6% chất xơ, 9% kali, 27% đồng, 16.5% sắt, 4.5% Magie, 5% Mangan, 17% phosphor, 5% selen , 7% kẽm. Do đó, đây được coi là thực phẩm giúp tăng cười sức khỏe, làm đẹp da và có thể chế biến thành món ăn cho người thừa cân, béo phì. 

Ngoài ra, các hoạt chất như acid folic, glucid, các pleutorin và acid béo không no có trong nấm cũng mang đến nhiều công dụng như chống oxy hóa ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sưng…

Tác dụng của nấm bào ngư
Nấm bào ngư cung cấp hàm lượng lớn vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết khác (Ảnh sưu tầm)

Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, nấm bào ngư được sử dụng phổ biến trong ẩm thực và y học trong nhiều thế kỷ.

Công dụng nấm bào ngư

Những lợi ích mà nấm bào ngư đối với sức khỏe con người là rất lớn. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của chúng mà bạn có thể chưa biết.

  • Công dụng của nấm bào ngư tăng cường hệ miễn dịch

Đây là thực phẩm chứa nhiều hợp chất giúp điều hòa hệ miễn dịch cũng như tăng cường chức năng đề kháng của cơ thể. 

  • Công dụng nấm bào ngư giúp chống oxy hóa

Selenium có nhiều trong nấm sò trắng với nhiệm vụ chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại.

  • Tác dụng nấm bào ngư tăng cường não bộ

Niacin hay được biết đến là vitamin B3 trong nấm bào ngư có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ cải thiện hệ thần kinh và não bộ. Được chứng minh bởi khả năng giúp tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ mắc Alzheimer ở người cao tuổi. 

  • Nấm bào ngư hỗ trợ giảm lượng đường trong máu

Những bệnh nhân bị tiểu đường, đường huyết cao có thể linh động chế biến nấm bào ngư thành những món giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn của mình. β-glucans là dạng chất xơ hòa tan trong nước mà nấm cung cấp có ưu điểm giúp điều hòa và làm giảm lượng đường trong máu. 

  • Nấm bào ngư sấy khô giúp kháng viêm

Tình trạng sưng, viêm là phản ứng bình thường khi cơ thể bị tổn thương và tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên, tình trạng viêm mạn tính lại nguy hiểm hơn nhiều bởi nó ảnh hưởng đến cơ quan tim mạch, đường huyết hay gia tăng nguy cơ ung thư. Trong khi đó, các hoạt chất trong nấm bào ngư có khả năng chống viêm, tiêu sưng nên thích hợp sử dụng trong trường hợp trên. 

Có thể dùng nấm bào ngư tươi hoặc đem nấm bào ngư sấy khô kết hợp với các vị thuốc Đông y sắc làm nước uống. 

Tác dụng của nấm bào ngư
Có thể dùng nấm bào ngư tươi hoặc đem nấm bào ngư sấy khô kết hợp với các vị thuốc Đông y sắc làm nước uống (Ảnh sưu tầm)
  • Tác dụng của nấm bào ngư trong hạ huyết áp 

β-glucans ở nấm sò trắng, nấm tú trân vừa có thể làm giảm đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường. Do đó, chúng cũng thích hợp sử dụng cho bệnh nhân huyết áp cao muốn điều hòa và hạ huyết áp.

  • Giảm lượng Cholesterol

Bệnh nhân đái tháo đường hay gặp các triệu chứng liên quan đến tim mạch nên bổ sung nấm bào ngư để làm giảm cholesterol cũng như chất béo.

  • Nấm bào ngư giúp ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của nấm bào ngư ngăn chặn hình thành tế bào ung thư vú, ung thư trực tràng và bệnh bạch cầu.

  • Tăng cường sức khỏe tim mạch

Bằng cách giảm cholesterol và huyết áp cao, sức khỏe tim mạch được cải thiện nhanh chóng. Đặc biệt beta-glucans là chất xơ được lên men bởi vi khuẩn trong đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và tuần hoàn máu nuôi dưỡng cơ tim hoạt động tốt.

Vô số những công dụng kể trên khiến bạn không thể bỏ qua loại thực phẩm quý giá này. Tham khảo thêm các cách chế biến sẽ giúp bạn có thể linh hoạt sử dụng chúng trong đời sống hàng ngày. 

Cách chế biến các món ăn từ nấm bào ngư

Các món ăn cơ bản được chế biến từ nấm bào ngư sau đây sẽ là gợi ý giúp thực đơn của bạn trở nên phong phú hơn.

Nấm bào ngư xào sả ớt

Nguyên liệu

  • Nấm bào ngư: 500 gr 
  • Sả: 3 nhánh
  •  Ớt: 2 quả
  •  Tỏi: 3 tép
  •  Nghệ: 1/4 củ
  •  Nước tương: 2 muỗng canh
  •  Dầu hào: 1 muỗng canh
  •  Dầu ăn: 2 muỗng canh
  •  Gia vị: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt…

Sơ chế

  • Cắt bỏ cuống và ngâm nấm với nước muối pha loãng trong 20 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch, vắt nước, để ráo.
  • Xé nấm thành các miếng vừa ăn. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt băm nhỏ.
  • Nghệ cạo vỏ, rửa kĩ, băm nhỏ. Sả cắt gốc già, rửa và cắt thành lát mỏng.

Cách làm

  • Mở lửa vừa làm khô chảo, thêm 2 thìa dầu ăn. Khi sôi dầu, bắt đầu cho sả, tỏi, ớt vào phi đến khi ngả vàng, lên mùi thơm.
  • Tiếp theo, chuyển sang chế độ lửa mạnh để xào nấm. Nêm nếm gia vị với 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh bột ngọt.
  • Đảo đều trong vòng 3 phút để nấm vừa chín rồi tắt bếp.

Như vậy là đã hoàn thành xong, bày ra đĩa và có thể thưởng thức ngay. 

Cháo nấm bào ngư

Hãy thử thay thế thịt gà hay thịt bằm bằng nấm bào ngư xé sợi nấu cùng với cháo. Hương vị thanh thanh, dai dai của nấm khiến tô cháo không những đủ chất dinh dưỡng mà còn rất dễ tiêu hóa.

Nguyên liệu

  • Nấm bào ngư: 100 gr
  •  Nấm cây: 100 gr (nấm đùi gà)
  • Gạo tẻ: 100 gr
  • Cà rốt: 1/4 củ
  • Gia vị: bột nêm, tiêu…

Sơ chế

  • Gạo vo sạch, ngâm 1 tiếng trước khi nấu.
  • Nấm bào ngư xé sợi.
  • Cà rốt, nấm cây thái hạt lựu

Cách làm

  • Lấy 1 lượng gạo vừa đủ, đổ nước ngập gạo cách khoảng 2 đốt ngón tay. Bật bếp và nấu cho đến khi gạo nở bung, đặc sệt. Thêm tiếp 1 – 2 chén nước và đun tiếp trong khoảng 1 tiếng rưỡi cho đến khi cháo nhừ hẳn. Trong quá trình nấu, cần chú ý đảo đều cháo để tránh bị khê.
  • Khi cháo nhừ, cho thêm cà rốt, nấm bào ngư và nấm cây đã sơ chế. Đảo đều trong vòng 5 phút. Nêm gia vị vừa đủ.

Cuối cùng bạn đã có tô cháo bào ngư vừa ngon lại đủ chất dành cho gia đình.

Tác dụng của nấm bào ngư
Tô cháo bào ngư vừa ngon lại đủ chất dành cho gia đình (Ảnh sưu tầm)

Nấm bào ngư xào thịt bò

Đây chắc hẳn là món ăn không còn xa lạ gì với những bà mẹ nội chợ. Kết hợp với nấm bào ngư sẽ khiến thịt bò không quá ngấy mà còn hấp dẫn và “tốn cơm” hơn nhiều.

Nguyên liệu

  • Thịt bò: 200 gr
  •  Nấm bào ngư: 200 gr
  • Hành lá: 1 nhánh
  • Hành tím: 2 củ
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Gia vị: muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu

Sơ chế

  • Rửa qua thịt bò với nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước lạnh, để ráo.
  • Thái 200 gr thịt thành miếng vừa ăn, ướp cùng 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm.
  • Trộn đều, giữ trong vòng 15 – 20 phút cho thấm gia vị.
  • Nấm bào ngư rửa sạch, cắt chân nấm, để ráo nước, thái sợi.
  • Cắt lát hành tím, cắt nhỏ hành lá.

Cách làm

  • Làm khô chảo, cho 1 thìa dầu ăn tráng đều lòng chảo. Khi dầu nóng, đổ hành tím và phi đến khi ngả màu vàng thơm.
  • Cho thịt bò, xào với lửa lớn cho thịt tái chín và săn lại, vớt ra đĩa.
  • Tận dụng vết chảo để xào nấm bào ngư vừa sơ chế và nêm nếm gia vị vừa đủ. Khoảng 3 phút thì cho lại thịt bò vào đảo đều. Khoảng 1 phút sau là đủ chín. Rắc thêm hành lá lên trên.

Vị ngọt đậm của thịt bò và vị ngọt thanh của nấm khiến cho món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.

Những gợi ý trên sẽ giúp gia đình bạn có thêm nhiều sự lựa chọn để sáng tạo những món ngon giàu chất lượng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến việc lựa chọn và sử dụng nấm bào ngư cho khoa học. 

5 lưu ý khi sử dụng nấm bào ngư

Một vài lưu ý nhỏ sau đây bạn nên để tâm đối với thực phẩm này:

  • Dùng quá nhiều dầu mỡ

Do đặc tính hút nước và chất lỏng nên nếu cho quá nhiều dầu ăn khi xào nấu sẽ khiến món ăn bị ngấy, sinh ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời làm mất đi chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Nên nấu nấm ở nhiệt độ thấp

Nấu ở nhiệt độ quá thấp khiến nấm phải tiết ra quá nhiều nước. Hương vị và màu sắc sẽ không còn không những khiến mất thẩm mỹ mà còn làm món ăn tệ đi. Do vậy để nhiệt độ vừa phải sẽ giúp nấm được nấu chín trong trạng thái tốt nhất.

  • Sử dụng dụng cụ nhôm để nấu nấm

Nhôm ở chảo hoặc nồi khi tỏa nhiệt sẽ khiến nấm bị chuyển sang màu thâm đen. Do vậy, để tránh ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, nên hạn chế sử dụng chất liệu này.

  • Nên nấu chín nấm hoàn toàn 

Hãy nấu chín nấm tuyệt đối để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như tránh gây hại cho cơ thể. Nếu chưa chín, một số vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập gây các vấn đề cho đường ruột hoặc nguy hại cho sức khỏe. Khi chín, nấm sẽ xẹp xuống, có độ ngọt thanh, mềm và dai nhất định.

  • Không nấu nấm chung với thực phẩm mát

Nấm bào ngư mang tính hàn, vị ngọt. Do đó nếu kết hợp nấm với các thực phẩm có cùng tính mát sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy. Đặc biệt, đối với người mới ốm dậy hoặc thể trạng sức khỏe yếu nên tránh ăn. 

Hạn chế sử dụng các đồ uống lạnh đi kèm như trà đá, nước ngọt có đá, đồ uống giải nhiệt… bởi chúng gây lạnh bụng.

Tác dụng của nấm bào ngư đem lại rất tốt cho sức khỏe. Bổ sung chúng vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ mang lại những hiệu quả đáng ngờ.

Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp SASAKI luôn theo đuổi 5 lợi ích cốt lõi để từ đó không ngừng phát triển, không ngừng cống hiến. Năm lợi ích đó là: "Lợi ích cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên, lợi ích cho môi trường, lợi ích cho đất nước và cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *