Tổng hợp các công dụng của trà thảo mộc với sức khỏe

Trà thảo mộc là thức uống được nhiều người ưa chuộng bởi chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không những vậy, trà còn có hương vị thanh nhẹ, dễ chịu, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là người đang đi theo lối sống lành mạnh. 

Tổng quan về trà thảo mộc

Trà thảo mộc có tên gọi khác là trà thảo dược, đã được con người biết đến và sử dụng từ xa xưa. Vậy trà thảo mộc là gì và có tốt không?

Trà thảo dược là gì?

Trà thảo dược có nguồn gốc từ các loại hoa, lá hoặc cây gia vị như gừng, bạc hà, hoa cúc, atiso,… Các nguyên liệu tươi sẽ được làm khô, sau đó hãm cùng nước nóng. Điểm nổi trội của trà thảo dược so với trà thông thường (trà xanh, trà ô long, trà hồng…) là không chứa caffein.

 trà thảo mộc
Trà thảo dược có nguồn gốc từ các loại hoa, lá hoặc cây gia vị (Ảnh sưu tầm)

Uống trà thảo mộc có tốt không?

Câu trả lời là có. Các loại thảo mộc trong trà đều có tác động tích cực tới cơ thể. Đồng thời, trà không gây mất ngủ và tránh được những tác hại từ caffeine như bị phấn khích, bị say hay ảnh hưởng tới tim mạch. 

Nhìn chung, trà thảo dược có nhiều ích lợi nổi bật với con người. Dưỡng chất trong trà có ảnh hưởng tích cực tới nhiều bộ phận trên cơ thể, giải quyết được những vấn đề về sức khỏe từ sâu bên trong.

Lợi ích của các loại trà thảo mộc

Mỗi loại trà thảo dược sẽ có công dụng riêng, phụ thuộc vào thành phần có trong trà. Tuy nhiên, các loại trà nói chung đều có những lợi ích sau:

  • Trà thảo mộc giảm cân nhờ khả năng chuyển hóa chất béo, từ đó giảm lượng mỡ trong cơ thể
  • Trà thảo mộc đẹp da
  • Giảm nguy cơ tiểu đường
  • Ngăn ngừa các bệnh lý về thoái hóa thần kinh và alzheimer
  • Thanh lọc cơ thể, giải độc và bảo vệ gan
  • Giảm stress, an thần
  • Giảm ho, hạ sốt.
 trà thảo mộc
Uống trà thảo mộc giúp ngăn ngừa các bệnh lý về thoái hóa thần kinh và alzheimer (Ảnh sưu tầm)

Điều quan trọng khi dùng trà thảo dược là không được quá lạm dụng và uống đúng cách. Tác hại của trà thảo mộc điển hình là gián đoạn quá trình giảm cân, ảnh hưởng tới dạ dày, gây chóng mặt… Bởi lẽ, thảo mộc cũng là thành phần y học, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh xảy ra những phản ứng có hại tới con người.

Các sản phẩm trà thảo dược đều có đặc điểm riêng, nhưng người dùng nên chọn lọc những loại trà có tính hiệu quả cao và thực sự cần thiết cho bản thân.

Các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe

Người uống trà thảo dược thường chọn theo nhu cầu về cơ thể như giảm cân, thanh lọc cơ thể, mát gan… Dưới đây là các loại trà thảo dược có khả năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe hiệu quả:

Trà hoa cúc

Các loại trà hoa cúc từ xưa tới nay đã được sử dụng để làm tan cơn đau dạ dày, trị chứng đầy hơi khó tiêu, tiêu chảy và tình trạng mất ngủ. Trà được khuyến cáo không nên dùng với những người bị dị ứng cây thuộc họ cỏ phấn hương, người đang dùng thuốc làm đông máu (warfarin).

 trà thảo mộc
Trà hoa cúc từ xưa tới nay đã được sử dụng để làm tan cơn đau dạ dày, trị chứng đầy hơi khó tiêu, tiêu chảy và tình trạng mất ngủ (Ảnh sưu tầm)

Trà gừng

Trà gừng là thức uống quen thuộc, có công dụng chính là giải cảm, trị đau bụng, trị chứng buồn nôn. Trà gừng được đánh giá là lành tính, an toàn với mọi đối tượng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có muốn dùng thường xuyên.

 trà thảo mộc
Trà gừng là thức uống quen thuộc, có công dụng chính là giải cảm, trị đau bụng, trị chứng buồn nôn (Ảnh sưu tầm)

Trà tía tô đất

Tía tô đất là loài cây chuyên được dùng để làm giảm căng thẳng. Chúng còn được công nhận có khả năng kháng virus, giảm đau, chống viêm và cân bằng hệ tiêu hóa. Tác dụng phụ của trà tía tô đất là đau bụng, buồn nôn, làm mất tỉnh táo, buồn ngủ khi dùng chung với thuốc an thần. Do vậy, người dùng nên cân nhắc về tần suất uống.

 trà thảo mộc
Trà tía tô đất được công nhận có khả năng kháng virus, giảm đau, chống viêm và cân bằng hệ tiêu hóa (Ảnh sưu tầm)

Trà bạc hà

Trà bạc hà thích hợp cho người thường xuyên đau đầu, khó chịu vùng bụng, hô hấp kém. Dù không được đánh giá cao về hiệu quả trị bệnh nhưng trà bạc hà không gây phản ứng nguy hiểm với cơ thể, hương vị thơm mát, có thể dùng song song với nước uống hàng ngày.

 trà thảo mộc
Trà bạc hà thích hợp cho người thường xuyên đau đầu, khó chịu vùng bụng, hô hấp kém (Ảnh sưu tầm)

Trà tắc thảo mộc

Trà tắc khi kết hợp cùng các loại thảo mộc khác như táo đỏ, kỳ tử, cam thảo sẽ cho ra loại đồ uống có vị thơm và chua nhẹ. Trà được dùng để giải độc, detox cơ thể, cung cấp vitamin C cho da, giảm đau họng. Điều cần lưu ý là nên hãm trà từ tắc sấy khô, không dùng dạng siro để hạn chế tối đa lượng đường.

 trà thảo mộc
Trà tắc được dùng để giải độc, detox cơ thể, cung cấp vitamin C cho da, giảm đau họng (Ảnh sưu tầm)

Trà gạo lứt thảo mộc

Gạo lứt là loại thực phẩm phổ biến trong thực đơn ăn kiêng; thường được dùng làm nguyên liệu chính cho trà giảm cân thảo mộc, cùng với đậu đen, hoa đậu biếc, hoa nhài… Bên cạnh lợi ích kiểm soát cân nặng, trà gạo lứt còn được biết đến nhờ lợi ích an thần, thanh nhiệt là lợi sữa.

 trà thảo mộc
Trà gạo lứt còn được biết đến nhờ lợi ích an thần, thanh nhiệt là lợi sữa, hỗ trợ giảm cân (Ảnh sưu tầm)

Trà thảo mộc hồng sâm

Trà thảo mộc hồng sâm bao gồm nhiều loại thảo mộc khác nhau: Dây hồng sâm, hoa lài, cỏ ngọt, hoa của la hán quả,… Do vậy, trà có mùi thơm riêng biệt và vị ngọt thanh. Những công dụng của trà hồng sâm có thể kể đến như: Mát gan, hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ máu, chống tiểu đường…

 trà thảo mộc
Trà thảo mộc hồng sâm bao gồm nhiều loại thảo mộc khác nhau: Dây hồng sâm, hoa lài, cỏ ngọt, hoa của la hán quả,… (Ảnh sưu tầm)

Lợi ích của trà thảo mộc đã được công nhận và ứng dụng từ xa xưa. Nếu sử dụng điều độ và kiên trì, cơ thể sẽ có sự cải thiện rõ rệt từ sâu bên trong mà không gây ra bất kỳ tác hại nào. Đây cũng là điểm mạnh lớn, khiến trà thảo mộc trở thành thứ nước không thể thiếu trong cuộc sống.

Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp SASAKI luôn theo đuổi 5 lợi ích cốt lõi để từ đó không ngừng phát triển, không ngừng cống hiến. Năm lợi ích đó là: "Lợi ích cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên, lợi ích cho môi trường, lợi ích cho đất nước và cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *