Cách sấy vải thiều giúp vải bảo quản được lâu, giữ trọn hương thơm, vị ngọt là điều mà rất nhiều người quan tâm. Trong các phương pháp sấy vải hiện nay thì sấy bằng máy sấy lạnh luôn luôn được ưu tiên lựa chọn vì mang lại thành phẩm sấy chất lượng, số lượng sấy lớn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mục Lục
Tác dụng của quả vải đối với sức khỏe con người
Quả vải tương tự các loại trái cây khác, cũng có những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe,bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho con người:
- Vải chứa nhiều polyphenol, giúp tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch; chất oxi hoá của quả vải còn tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm lại quá trình lão hoá các tế bào mắt.
- Vải cung cấp vitamin B, vitamin C cho cơ thể con người.
Quả vải có chứa flavonoids, quercetin và kaempferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
- Vải giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe.
- Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột.
- Vải là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thân thiện với da như thiamin, niacin và đồng.
- Vải có hàm lượng cao vitamin C chống ôxy hóa và các vitamin nhóm B. Những chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị lão hóa từ ô nhiễm môi trường và tia cực tím, bảo vệ da khỏi bị hư hại. Do đó, ăn một lượng vải vừa đủ có thể giúp chống lại ung thư da hay viêm da.
Khi áp dụng phương pháp sấy vải hợp lý, vải sấy dẻo cũng mang lại hiệu quả với sức khỏe cho con người tương tự lợi ích của hoa quả sấy khác.
Cách sấy vải thủ công tại nhà
Dưới đây là 2 cách sấy vải thiều tại nhà bằng thủ công thông qua nồi chiên không dầu và lò nướng.
Bằng nôi chiên không dầu
– Nguyên liệu
- Vải thiều tươi: Chọn quả vải vừa chín tới, lớp vỏ màu hồng đỏ, quả tròn đều, gai nhẵn, những quả còn dính vào cành, lớp vỏ tươi và căng tròn. Không nên chọn những quả vải trên lớp vỏ có nhiều đốm đen.
- Muối
- Dụng cụ: Nồi chiên không dầu, kéo, nồi, dĩa,…
– Sơ chế vải
- Dùng kéo cắt vải ra khỏi chùm sao cho chừa phần cuống dài 0.5 cm. Không được cắt vải quá sát cuống.
- Ngâm vào dung dịch muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Bắt nồi nước sôi lên đến, cho vải vào khi nước sôi và đun trong vòng 3 phút rồi vớt ra để ráo.
– Sấy vải
- Bật nồi chiên không dầu ở 180 độ C để làm nóng nồi trong 10 phút
- Cho vải vào, sấy vải ở nhiệt độ 80 độ C trong 30 phút
- Cứ 30 phút bạn lại mở ra kiểm tra, mở liên tục đủ 7 lần, tổng thời gian sấy là 4 tiếng.
- Đủ thời gian, vớt vải ra dĩa và thưởng thức
– Thành phẩm
Vải sấy bằng lò chiên không dầu có màu nâu sẫm, mùi thơm, vị ngọt đậm đà, khi ăn sẽ cảm thấy ngọt ngọt, dẻo dẻo.
– Cách bảo quản vải sấy khô
Cho vải sấy vào nhiều lớp túi nilon, bọc lại và để ở nơi khô ráo. Khoảng 2 – 3 tháng nếu bạn chưa dùng hết, hãy đem vải ra phơi nắng và sau đó đóng gói lại như cũ.
Bằng lò vi sóng hoặc lò nướng
– Nguyên liệu:
- Vải tươi
- Dụng cụ: Kéo, rổ, chậu (thau sạch), lò vi sóng hoặc lò nướng
– Sơ chế vải
- Cắt vải ra khỏi chùm vải, chừa phần cuống dài 0.5cm, không được cắt quá sát
- Rửa sạch trái vải và để ráo nước
– Sấy vải
- Xếp vải vào khay của lò nướng hoặc lò vi sóng
- Bật nhiệt độ khoảng 70 độ C, sấy trong vòng 20 phút
- Mở xem ra thử và cho hơi nước thoát ra
- Tiếp tục sấy cho đến khi vải khô vỏ, lắc thấy vỏ lóc cóc là được
– Thành phẩm
Vải sao khi sấy xong, vỏ sẽ có màu nâu sẫm. Bên trong thịt quả hóp lại. Khi ăn vào sẽ cảm nhận được vị ngọt ngọt, dẻo dẻo dai dai của vải.
– Cách bảo quản vải sấy khô
Sau khi, sấy vải xong, có thể cho vải vào túi nilon hoặc lọ thủy tinh đậy kín để bảo quản, độ ẩm tối ưu từ 32-25%.
Cách sấy vải bằng máy sấy lạnh công nghiệp SASAKI
Ngoài những cách làm trên đây, chúng ta còn có thể sấy vải thiều bằng cách sử dụng máy sấy lạnh SASAKI. Lò sấy vải thiều SASAKI sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và không cần tốn quá nhiều công sức. Các bước thực hiện như sau:
– Chuẩn bị nguyên liệu
- Vải chín
- Dụng cụ: Kéo cắt, chậu, rồ, máy sấy lạnh SASAKI
– Sơ chế vải
Dùng kéo cắt vải, không cắt quá sát cuống vải mà cắt cách cuống 0.5cm. Sau đó, cho vải vào chậu nước, rửa sạch và vớt ra để ráo.
– Xếp vải vào khay sấy
Khi vải đã ráo nước thì xếp vải đều lên khay sấy. Lưu ý không xếp vải chồng lên nhau mà phải rải vải đều ra. Bạn cũng không cần lót gì thêm lên khay vì máy sấy lạnh của SASAKI được làm từ Inox hoặc nhựa cao cấp nên đảm bảo an toàn vệ sinh.
– Điều chỉnh nhiệt độ sấy
Chỉnh nhiệt độ sấy 70 độ C, sấy trong vòng 4 đến 6 giờ. Sau đó, giảm nhiệt độ còn 50 độ C.
– Thành phẩm
Vải sau khi sấy bằng máy sấy lạnh SASAKI sẽ có hương vị đặc trưng của vải tươi như vị ngọt đậm, mùi thơm nồng. Khi ăn vào, sẽ cảm thấy dẻo mềm dễ ăn. Các thành phần dinh dưỡng trong quả vải như vitamin và khoáng chất vẫn được giữ nguyên.
– Cách bảo quản
Cách sấy vải thiều bằng máy sấy lạnh SASAKI sẽ giúp bảo quản vải lâu hơn phương pháp sấy thủ công. Vải sau khi sấy có thể bảo quản trong túi nilon hoặc lọ thủy tinh và có thể dùng đến 4 đến 6 tháng.
Xem thêm:
- Cách bảo quản vải sấy khô để được 365 ngày
-
Tại sao lò sấy vải SASAKI luôn được các nhà máy chế biến tin dùng?
So sánh cách sấy vải thủ công và máy sấy lạnh công nghiệp
Cách sấy vải thiều bằng máy sấy thủ công và máy sấy lạnh công nghiệp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Cùng phân tích điểm khác biệt giữa 2 phương pháp sấy này để tìm ra phương án sấy tốt nhất.
So sánh | Sấy vải thủ công | Sấy vải bằng máy sấy lạnh |
Ưu điểm | +Không tốn chi phí máy sấy
+Chi phí thấp |
+Giữ nguyên màu mùi, hương vị nhờ vào công nghệ tách ẩm độc lập – kép tuần hoàn.
+Rút ngắn thời gian sấy: nhờ vào thiết kế nhiều buồng sấy, có thể sấy một mẻ lớn trên 1 lượt sấy +Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: nhờ vào công nghệ khử khuẩn bằng tia UV và hệ thống dàn sấy bằng Inox |
Nhược điểm | +Sản phẩm sau khi sấy bị móp méo, biến dạng
+ Các thành phần dinh dưỡng bị mất đi hoặc biến đổi +Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe con người. + Không giữ được mùi vị ngon ngọt tự nhiên của vải |
Chi phí mua máy sấy khá cao |
Hàm lượng dinh dưỡng | Bị mất đi hoặc biến đổi | Giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng |
Thành phẩm | Sản phẩm bị hóp vào, teo tóp, có màu nâu sẫm | Màu sắc đẹp, không bị cháy khét |
Thời gian bảo quản | 1 – 2 ngày | 6-12 tháng |
Như vậy, sử dụng máy sấy lạnh sẽ giúp sản phẩm sấy đạt chất lượng cao, quá trình sấy cũng sẽ được rút ngắn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn có nhu cầu mua máy sấy lạnh, có thể tham khảo ngay mẫu máy sấy lạnh hiện đại SASAKI.
Máy sấy lạnh SASAKI tích hợp công nghệ tiên tiến nhất có thể vừa làm máy sấy vừa làm tủ đông, kho chứa. Ngoài ra, máy sấy cũng được trang bị dàn sấy inox cùng công nghệ khử khuẩn bằng tia UV đảm bảo vệ sinh cho vật liệu sấy. Máy có thể chứa được trữ lượng đa dạng từ 100kg/mẻ đến 4500kg/mẻ, đáp ứng nhu cầu sấy số lượng vừa và lớn.
Xem thêm: Cách làm vải sấy dẻo công nghiệp số lượng lớn
Trên đây là những thông tin về cách sấy vải bằng máy sấy lạnh công nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp sấy này. Nếu có nhu cầu mua máy sấy lạnh SASAKI có thể liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline để được tư vấn nhanh chóng.
Bài viết liên quan
Cách làm mít sấy lạnh giữ nguyên mùi bằng máy sấy lạnh SASAKI
Th5
Những điều không phải ai cũng biết khi chế biến táo sấy khô
Th12
Cách làm Sapoche sấy dẻo đơn giản bằng máy sấy lạnh
Th12