Chia sẻ 7 công dụng của cà rốt và lưu ý khi sử dụng

Công dụng của cà rốt rất da dạng bởi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng loại củ này có thực sự tốt hoàn toàn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây với những thông tin chi tiết nhất.

Thông tin chung về củ cà rốt

Cà rốt (tên khoa học Daucus carota) là loại củ thuộc họ hoa tán Apiaceae. Thực chất, củ cà rốt chính là rễ cái lớn lên và chứa nhiều chất dinh dưỡng. 

Nguồn gốc, đặc điểm của cà rốt

Cà rốt được biết đến khoảng những năm 900 sau Công Nguyên ở Afghanistan. Đến nay, cà rốt rất phổ biến và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Củ cà rốt thường được biết đến với màu cam đặc trưng. Tuy nhiên chúng cũng có các màu sắc khác đa dạng như vàng, đỏ, trắng hoặc tím. Trong tự nhiên, cây cà rốt có thể sống lên tới hai năm.

công dụng của cà rốt
Củ cà rốt thường được biết đến với màu cam đặc trưng tuy nhiên cũng có các màu sắc khác như vàng, đỏ, trắng hoặc tím (Ảnh sưu tầm)

Thành phần dinh dưỡng chính của cà rốt

Nguồn giá trị dinh dưỡng cà rốt mang lại rất đa dạng và phong phú. Trong 100 g cà rốt có thể cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể:

Giá trị dinh dưỡng 

(100 g cà rốt)

Hàm lượng
Lượng calo 41 kcal
Nước 88 %
Chất đạm 0.9 g
Carb 9.6 g
Đường 4.7 g
Chất xơ 2.8 g
Chất béo 0.2 g

Ngoài ra, cà rốt còn là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, natri, kẽm, thiamin, kali, vitamin B6, C,… Đặc biệt chứa nhiều tiền tố vitamin A rất tốt với mắt và tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể. 

Như vậy có thể thấy, trong cà rốt có chứa nguồn giá trị dinh dưỡng đa dạng và có lợi cho sự phát triển của cơ thể. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể chế biến và sử dụng khoa học để khai thác được tối ưu công dụng của loại củ này.

Công dụng cà rốt với sức khỏe

Cà rốt rất quen thuộc và được sử dụng hàng ngày trong bữa ăn. Với bảng thành phần dinh dưỡng phong phú, công dụng của cà rốt được đánh giá cao bởi nhiều lợi ích mang lại.

Công dụng cà rốt giúp chắc khỏe xương

Trong cà rốt có chứa kali, canxi, photpho. Đây là những chất có tác dụng phòng ngừa loãng xương và giúp xương luôn chắc khỏe. 

công dụng của cà rốt
Kali, canxi, photpho trong cà rốt có tác dụng phòng ngừa loãng xương và giúp xương chắc khỏe (Ảnh sưu tầm)

Tác dụng cà rốt kiểm soát bệnh tiểu đường

Từ bảng thành phần có thể thấy, cà rốt là loại thực phẩm nhiều chất xơ, ít calo và lượng đường tương đối thấp. Vì vậy, ăn cà rốt tốt an toàn cho người tiểu đường và không làm tăng lượng đường trong máu. Hơn nữa, khi sử dụng khoa học còn kiểm soát lượng đường và hạn chế diễn biến nặng cho người mắc bệnh.

Công dụng của củ cà rốt tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C và A ở cà rốt có khả năng tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng. Đặc biệt là hỗ trợ chữa lành các tổn thương hiệu quả. 

Công dụng củ cà rốt hỗ trợ điều trị táo bón

Bổ sung lượng vừa đủ cà rốt sẽ rất có lợi trong phòng ngừa và điều trị táo bón. Bởi vì củ có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp kích thích nhu động ruột, đẩy phân ra ngoài dễ dàng. 

Giảm nguy cơ gây ung thư

Các chất chống oxy hóa là carotenoids và anthocyanin trong thực phẩm này đã được chứng minh có thể hạn chế và tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cơ thể. Từ đó giảm nguy cơ bị ung thư. 

Cà rốt hỗ trợ hoạt động hệ tim mạch 

Kali trong củ sẽ giúp cơ thể kiểm soát tốt chỉ số huyết áp bằng cách loại bỏ natri dư thừa – nguyên nhân gây ra tăng huyết áp. Ngoài ra ăn cà rốt còn hỗ trợ giảm Cholesterol trong máu, thư giãn mạch máu và tránh nguy cơ các bệnh về tim mạch.

Cà rốt công dụng tăng cường thị lực

Cà rốt giàu beta-carotene hay gọi là tiền vitamin A và lutein giúp bảo vệ mắt, giảm nguy cơ các bệnh về mắt. Đặc biệt là với trẻ em để duy trì thị lực sáng khỏe.

công dụng của cà rốt
Cà rốt giúp bảo vệ mắt, giảm nguy cơ các bệnh về mắt và đặc biệt là rất tốt để trẻ em duy trì thị lực sáng khỏe (Ảnh sưu tầm)

Cà rốt có nhiều công dụng tốt với sức khỏe con người nếu biết sử dụng đúng cách và hợp lý. Củ cà rốt cũng dễ chế biến, dễ dùng nên bạn có thể ứng dụng bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó tác dụng của cà rốt luộc hoặc làm nước ép,… là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể đơn giản và nhanh chóng.

Công dụng của nước ép cà rốt

Nhận thấy những tác dụng tuyệt vời từ cà rốt, nhiều chị em đã làm nước ép để dễ sử dụng và mang theo hàng ngày. Thông thường, các nàng sẽ kết hợp cà rốt cùng dứa, cam, cần tây và một số loại rau củ khác nhằm tạo nên những sản phẩm có hương vị và công dụng khác nhau.

Công dụng của nước ép dứa cà rốt

Sự kết hợp của dứa và cà rốt tạo nên một ly nước ép không chỉ có màu sắc đẹp mắt mà nó còn ngon miệng và bổ dưỡng. Sự kết hợp của cà rốt và dứa sẽ giúp giảm cân, cải thiện thị lực và bổ mắt. Ngoài ra đây cũng là công thức phù hợp để giải độc gan, giảm nguy cơ sỏi thận và tốt cho hệ tiêu hóa. Kích thích mọc tóc, kháng viêm và bảo vệ làn da sáng khỏe cũng là điều dễ nhận thấy nếu uống nước ép trong thời gian dài.

Công dụng của cà rốt ép tốt cho sức khỏe khi bạn sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng nhiều vì sẽ gây nên các hiệu quả ngược như thay đổi nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, tiêu hóa,…

Tác dụng của nước ép cần tây và cà rốt

Chỉ cần cho cà rốt cùng cần tây đã làm sạch vào xay chung là bạn đã có được ly nước ép tươi mát, bổ dưỡng. Loại nước uống này mang lại nhiều lợi ích cho sắc đẹp và sức khỏe. Có thể kể đến như làm trẻ hoá và chậm quá trình lão hoá da, giảm thiểu các bệnh về thận, huyết áp, đồng thời giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan. Ngoài ra, đây cũng nguồn bổ sung điện giải, tốt cho hệ bài tiết và tiêu hoá lý tưởng.

công dụng của cà rốt
Chỉ cần cho cà rốt cùng cần tây đã làm sạch vào xay là đã có ly nước ép tốt cho sắc đẹp và sức khỏe (Ảnh sưu tầm)

Công dụng của nước ép cam cà rốt

Nước ép cam cà rốt cũng là một sự lựa chọn yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon, dễ uống và mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Công dụng cà rốt ép với cam là cải thiện thị lực cho mắt sáng khỏe, hỗ trợ giảm cân và giữ dáng. Nước tốt cho hệ tiêu hoá và ổn định huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời làm đẹp và làm chậm lão hóa da.

Nước ép cam cà rốt là thức uống của nhiều chị em có mong muốn giảm cân, làm đẹp. Song để sử dụng hiệu quả nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và dừng sử dụng nếu có biểu hiệu vàng da, đầy hơi, mất ngủ,…

Từ những thông tin trên cho thấy, tác dụng của cà rốt ép là rất tốt cho cơ thể. Nhưng khi chế biến và sử dụng nước ép, chị em cũng cần đảm bảo dùng đúng cách để khai thác tối ưu giá trị.

Lưu ý khi sử dụng cà rốt làm thực phẩm

Khi sử dụng cà rốt làm thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao và tránh tác dụng phụ,người dùng cần quan tâm đến liều lượng và cấm kỵ trong thực phẩm.

Không nên ăn quá nhiều cà rốt

Trung bình người lớn không dùng quá 300 g và trẻ em chỉ khoảng 150 g/tuần. Bởi khi nạp quá liều lượng cần thiết của cơ thể sẽ dẫn đến thừa lượng beta carotene gây chán ăn,  vàng da, mất ngủ, tăng lipid máu,…

công dụng của cà rốt
Nạp quá liều lượng cà rốt cần thiết dẫn đến thừa lượng beta carotene gây chán ăn, vàng da, mất ngủ, tăng lipid máu,… (Ảnh sưu tầm)

Những thực phẩm kỵ với cà rốt

Cà rốt được dùng phổ biến và kết hợp với nhiều thực phẩm để làm nên các món ăn thức uống ngon. Tuy nhiên bạn nên tránh kết hợp loại củ này với một số “cái tên” sau.

  • Củ cải, chanh, ớt và cà chua

Các loại thực phẩm này chứa lượng lớn vitamin C. Khi gặp chất phân giải enzyme trong cà rốt sẽ bị vô hiệu hóa tác dụng.

  • Thủy – hải sản có vỏ

Vitamin C từ cà rốt kết hợp với asen hóa trị 5 có trong vỏ của thủy – hải sản sẽ tạo ra một loại chất độc rất nguy hiểm có tên gọi là thạch tín. Chúng làm người dính phải bị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, ung thư thậm chí chuột rút và mất mạng.

  • Cà rốt với giấm

Carotene ở cà rốt sẽ bị phá hủy nếu kết hợp cùng giấm. Do đó, khi nấu ăn bạn không nên kết hợp hai “cái tên” này lại với nhau.

  • Trái cây có tính axit

Các loại trái cây có tính axit như chanh, bưởi, nho,… cùng với cà rốt gây kích thích đường ruột, ảnh hưởng đến tiêu hóa và khả năng hấp thụ dưỡng chất.

  • Cà tím với cà rốt 

Các chất dinh dưỡng trong cà rốt và cà tím có phản ứng trái ngược gây ra kích thích dạ dày, đầy hơi và khó tiêu.

  • Gan động vật

Gan động vật chứa đồng, sắt và các kim loại khác. Khi tác dụng với vitamin C trong cà sẽ bị oxy hóa hoặc phân hủy ion kim loại. Đồng thời quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể cũng bị rối loạn.

  • Uống rượu khi ăn cà rốt

Nếu bạn đồng thời ăn cà rốt và uống rượu sẽ gây ngộ độc. Bởi vì rượu phản ứng với các dưỡng chất từ cà rốt sẽ hình thành độc tố trong gan.

  • Trái sơn trà

Dùng sơn trà cùng cà rốt sẽ kỵ nhau, gây suy giảm mạnh mẽ các chất dinh dưỡng có trong hai loại củ quả này.

Ngoài ra, khi sử dụng cà rốt trong bữa ăn hàng ngày, chị em nên lựa chọn kỹ càng và tránh củ hư hỏng. Khi xào, nấu nên cho thêm chút dầu mỡ vì lượng beta carotene của củ chỉ tan trong chất béo. Không nên nấu quá chín nhừ vì sẽ làm nitrat có của cà rốt chuyển thành nitrit – một chất độc hại cho cơ thể.

Tóm lại, với cà rốt bạn hoàn toàn có thể tạo ra những món ăn, đồ uống đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho mình và gia đình. Công dụng của cà rốt cùng với những lưu ý khi sử dụng thực phẩm được chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc gia đình mình an toàn và trọn vẹn.

Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen Corp SASAKI luôn theo đuổi 5 lợi ích cốt lõi để từ đó không ngừng phát triển, không ngừng cống hiến. Năm lợi ích đó là: "Lợi ích cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên, lợi ích cho môi trường, lợi ích cho đất nước và cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp".

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *